Giá xăng dầu hôm nay 3/8: Biến động hơn 2,5% trên sàn Tokyo

Giá xăng dầu hôm nay 3/8 quay đầu tăng, ghi nhận mức điều chỉnh trên 2,5%. Cuộc họp của OPEC + có nhiều khả năng không mang lại sự gia tăng nguồn cung dầu thô trong bối cảnh lo ngại suy thoái toàn cầu có thể hạn chế nhu cầu năng lượng.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 4/8

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 3/8 tính đến đầu giờ sáng, mức giao dịch đang ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 9/2022): 93,69 USD/thùng - giảm 0,73 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 10/2022): 99,57 USD/thùng - giảm 0,18 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 12/2022): 73.280 JPY/thùng - tăng 1.800 JPY so với giao dịch trước đó

Biến động hơn 2,5% trên sàn Tokyo. (Ảnh: Lạc Yên)

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 3/8/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 12/2022

Tokyo

73.280

2,52

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2022

ICE

99,57

-0,18

USD/thùng

 

Dầu thô 

WTI

Giao tháng 9/2022

Nymex

93,69

-0,77

USD/thùng

Vào hôm thứ Ba (2/8), giá dầu giao ngay tăng dưới 1% trước cuộc họp của các nhà sản xuất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Các đồng minh (OPEC +) trong tuần này. Điều này có nhiều khả năng không mang lại sự gia tăng nguồn cung dầu thô trong bối cảnh lo ngại suy thoái toàn cầu có thể hạn chế nhu cầu năng lượng.

Theo đó, OPEC + sẽ nhóm họp vào hôm nay thứ Tư (3/8). 

Hai trong số tám nguồn tin cho biết, một mức tăng sản lượng khiêm tốn sẽ được thảo luận. Phần còn lại cho rằng khó có khả năng tăng.

OPEC + đã cắt giảm dự báo thặng dư thị trường dầu trong năm nay thêm 200.000 thùng/ngày xuống 800.000 thùng/ngày.

Ông Edward Moya, Nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA cho biết: “Các nhà giao dịch năng lượng đang ngày càng chắc chắn rằng, OPEC + sẽ chống lại những lời kêu gọi tăng sản lượng của họ”.

Việc Nga thực hiện hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 đã làm dấy lên những lo lắng về nguồn cung dầu toàn cầu và khiến giá dầu tăng vọt lên gần mức cao kỷ lục. Nhưng với việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát, những lo lắng về tăng trưởng chậm lại đã làm lu mờ nguồn cung thắt chặt.

Các cuộc khảo sát cho thấy các nhà máy trên khắp Mỹ, châu Âu và châu Á đã phải vật lộn để lấy lại động lực trong tháng 7 khi nhu cầu toàn cầu tăng cao và các hạn chế nghiêm ngặt về COVID-19 của Trung Quốc đã làm chậm sản xuất.

Cũng tạo ra một đám mây trên thị trường là những lo lắng rằng chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Theo đó, Trung Quốc đã đặt quân đội của họ trong tình trạng báo động cao và cho biết họ sẽ khởi động “các hoạt động quân sự có mục tiêu” để đáp lại chuyến thăm.

Trong khi đó, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc và các công ty khác mà họ cho là đã giúp bán hàng chục triệu USD dầu và các sản phẩm hóa dầu của Iran sang Đông Á. Washington đang cố gắng gây sức ép lên Tehran để kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.

Trong một diễn biến khác, tình trạng mất điện tại Venezuela đã làm gián đoạn nguồn cung cấp điện và khí đốt của đất nước cho công ty năng lượng nhà nước PDVSA. Điều ảnh ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu trong tháng 7, khiến sản lượng giảm 27% so với tháng trước, Reuters đưa tin.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay  

Chiều 1/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

- 444 đồng/lít

24.629 đồng/lít

Xăng RON95-III

- 462 đồng/lít

25.608 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 950 đồng/lít

23.908 đồng/lít

Dầu hỏa

- 713 đồng/lít

24.533 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

0 đồng/kg

16.548 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 1/8. Như vậy, giá xăng dầu trong nước đã có đợt giảm thứ 4 liên tiếp. Tính từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã trải qua 20 đợt điều chỉnh giá, trong đó có 13 đợt tăng và 7 đợt giảm.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.