Giải mã 6 dấu hiệu bất thường của trẻ tự kỷ

Giải mã được hành vi bất thường của trẻ tự kỷ giúp cha mẹ có ứng xử phù hợp hay đề ra chiến lược giáo dục hiệu quả.
giai ma 6 dau hieu bat thuong cua tre tu ky Lớp học võ miễn phí cho trẻ tự kỷ ở Sài Gòn
giai ma 6 dau hieu bat thuong cua tre tu ky Cuộc sống của cậu bé mắc chứng tự kỷ qua ống kính của mẹ
giai ma 6 dau hieu bat thuong cua tre tu ky

Bác sĩ CKII Lâm Hiếu Minh - Khoa sức khỏe Tâm trí, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM cho rằng: “Trẻ tự kỷ cũng như trẻ em khác cũng cần được hiểu, thấu cảm, giáo dục, hướng dẫn để có thể phát triển. Cần tình yêu và sự tôn trọng để tự tin hòa nhập vào môi trường gia đình và xã hội”.

Bác sĩ Minh đã chỉ ra những dấu hiệu bất thường của trẻ tự kỷ bao gồm:

1. Thị giác

Đa số trẻ tự kỷ thường không tương tác hay giao tiếp bằng mắt, khi nhìn người khác trẻ không quan sát hay cố định ánh nhìn. Điều này tạo cảm giác trẻ nhìn người khác như là vật thể trong suốt hay không hiện hữu. Cha mẹ khi không giao tiếp được bằng mắt với trẻ thường cảm thấy mình không hiện hữu trong mắt con. Đây là lý do khiến cho phụ huynh có con tự kỷ bị tổn thương, nhất là các bà mẹ.

Trẻ tự kỷ thường có nỗi sợ nhìn thẳng vào mắt hay cơ thể người đối diện nên thường nhìn xéo hoặc liếc khi muốn quan sát người khác. Nguyên nhân được cho rằng, các cháu sợ hãi bị tổn thương, bị xâm nhập vào cơ thể bởi cái nhìn của người khác.

2. Xúc giác

Đa số trẻ con không cảm thấy lo lắng khi người khác đụng chạm mình, giao tiếp bằng xúc giác dễ dàng được chấp nhận bởi giới hạn làn da, không có sự xâm nhập xuyên thấu như ánh mắt.

Trẻ tự kỷ cũng không cảm thấy khó chịu khi được vuốt ve, tuy nhiên các em lại khó phản hồi với những thông điệp này. Cần có thời gian và sự luyện tập để các cháu hiểu và đáp ứng lại những lúc được vỗ về, ôm ấp, vuốt ve.

Những phương tiện, công cụ và phương pháp làm tăng sự nhạy cảm của xúc giác, giúp trẻ cảm nhận làn da và giới hạn lớp “vỏ sinh học” bảo vệ mình là mục tiêu quan trọng khi giáo dục và nuôi dưỡng trẻ tự kỷ. Nhưng biện pháp tâm vận động là cần thiết, những dụng cụ chơi vô định hình như cát, nước, chất dẻo… rất hữu ích để các cháu phát triển xúc giác.

3. Thính giác

giai ma 6 dau hieu bat thuong cua tre tu ky

Trong các loại tương tác và tín hiệu giao tiếp, âm thanh là thứ có thể gây khó chịu nhất. Ánh mắt nhìn hay đụng chạm vô tình có thể làm khó chịu, chúng ta có thể nhắm mắt lại hay lánh đi chỗ khác sẽ thoát được nhưng với âm thanh thì đôi khi phải chịu đựng.

Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với âm thanh, các cháu có cảm giác âm thanh xâm nhập vào cơ thể. Do đó, trẻ có thể nổi cơn tam bành mà cha mẹ không thể lý giải nổi. Sự thay đổi môi trường âm thanh sẽ khiến trẻ không thích nghi được, trở nên hung hăng, cáu gắt, căng thẳng và có thể là nguồn cơn cho hành vi tự gây tổn thương cho mình như tự cắn tay, tự đánh, tự đập đầu…

Môi trường âm thanh quen thuộc (đôi khi không nhất thiết là yên tĩnh) có thể giúp các cháu phần nào giữ được sự cân bằng. Vì vậy, có thể sử dụng những loại âm thanh quen thuộc của từng cháu để giải tỏa những cơn “tam bành” có nguồn gốc từ sự kích thích thính giác quá mức. Đồng thời thử nghiệm những âm thanh mới để giúp phát triển thính giác và giúp trẻ hòa nhập với môi trường đầy tiếng ồn.

4. Khứu giác

Khứu giác là cơ quan giác quan đầu tiên giúp cho trẻ sơ sinh nhận biết mẹ. Trẻ tự kỷ cũng dùng khứu giác để nhận biết người thân. Khi mùi không quen thuộc vây lấy, trẻ sẽ có thể căng thẳng và thay đổi hành vi. Vì vậy mẹ thay đổi mùi nước hoa cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ tự kỷ bực dọc và cáu gắt.

Dạy các cháu làm quen với các mùi khác nhau trong tự nhiên (mùi hoa, mùi cỏ, mùi quả chín…) cũng là cách thức làm cho các cháu dần dần hòa nhập và giảm thu rút vào thế giới riêng.

giai ma 6 dau hieu bat thuong cua tre tu ky

5. Vị giác

Trẻ tự kỷ thường có thói quen cố định với thức ăn, chỉ ăn được một số ít món ăn quen thuộc, cá biệt có cháu chỉ có thể ăn được 1-2 món. Trẻ tự kỷ thường ít ăn đa dạng do sợ những thứ mới mẻ. Thức ăn đồng thời cũng là thứ có thể xâm nhập vào cơ thể nên các cháu cũng sợ hãi mỗi khi thử món mới. Một thứ “không quen thuộc” có thể là nguồn cơn của sự khó chịu, cáu gắt, chối bỏ. Việc tập cho các cháu ăn thức ăn đa dạng ngay từ bé rất cần thiết cho sự phát triển thể chất, não bộ và cả tâm lý.

6. Hành vi

Trẻ tự kỷ thường có hành vi lặp đi lặp lại (hành vi định hình) như xoay tròn, xoắn vặn bàn tay, vẫy tay, nhón nhón gót chân, nhảy xoay tròn… đi kèm với những âm thanh như tiếng thở rít, ậm ừ, rên… Khi quan sát nhiều người có thể tưởng đây là những động tác vô nghĩa.

Hành vi lặp đi lặp lại có thể được các cháu sử dụng để tự trấn an mình, còn là lớp vỏ “tâm lý” giúp các cháu tự bảo vệ trước những phiền nhiễu. Nhiều cháu cảm thấy không an toàn, căng thẳng hay tức giận có thể tăng cường độ và tần số hành vi định hình này.

Các cháu tự kỷ nhỏ tuổi thường không có khả năng dùng ngón trỏ để chỉ. Khi muốn chỉ hay nhờ cha mẹ lấy vật hoặc làm gì cho mình, trẻ thường cầm tay cha mẹ hướng vào vật đó. Lúc này ngón tay, bàn tay của cha mẹ được sử dụng như phần nối dài của cơ thể trẻ. Điều này được giải thích là vì sự phát triển “cái tôi” của trẻ tự kỷ chậm và khó khăn hơn trẻ khác, các cháu chưa hiểu được lớp vỏ “sinh học” của bản thân, sự tách biệt cơ thể người này với người khác.

Cha mẹ tôn trọng, nhẹ nhàng, mềm dẻo kết hợp với biện pháp tâm vận động và những biện pháp giúp các cháu nhận biết tốt hơn lớp vỏ “sinh học” của mình có thể làm giảm hành vi định hình này.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.