Giải pháp cải tạo phù hợp cho một tòa chung cư thiếu không gian xanh

Ở Việt Nam, số lượng các tòa chung cư cao tầng thiếu những khoảng không gian xanh là rất lớn. Nhưng vẫn có cách khả thi để tăng thêm những yếu tố thân thiện cho môi trường đối với những tòa nhà này, giảm tải áp lực "bê tông hóa".

Theo Ashui, chỉ có 59 công trình kiến trúc trên cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn xanh của các tổ chức trong nước và quốc tế, bao gồm 45 công trình ở miền Nam, 11 ở miền Bắc và 3 ở khu vực miền Trung. 

Những con số này cho thấy các nhà đầu tư ở Việt Nam vẫn chưa chú ý nhiều đến phát triển xanh, theo Câu lạc bộ Kiến trúc xanh tại TP.HCM.

Bước vào thị trường địa phương năm 2007, kiến trúc công trình xanh của các tòa nhà được cả Chính phủ và khu vực tư nhân Việt Nam hỗ trợ. Đất nước ta sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong 3 thập kỉ tới. 

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét, Việt Nam sẽ mất 12% đất đai, nơi 23% dân số của đất nước đang sinh sống. 

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng xây dựng hàng năm là 12% và tốc độ phát triển đô thị là 3,4%. So với cùng kì, tốc độ tiêu thụ năng lượng của Việt Nam tăng 13% mỗi năm, nhanh hơn tốc độ GDP. Các công trình xây dựng đã sử dụng khoảng 36% năng lượng và 33% mức tiêu thụ điện trong nước, đóng góp 25% gây nên hiệu ứng nhà kính và một phần ba lượng nước thải và khí CO2, nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. 

Diamond-Lotus_Vo-Trong-Nghia-Architects_dezeen_784_2

Dù các dự án chung cư xanh đang ngày càng được quan tâm tại Việt Nam, nhưng số lượng các tòa chung cư thiếu không gian xanh vẫn là rất lớn. (Ảnh: dezeen)

Trong khi đó, ở các nước phát triển, nhà cao tầng được thiết kế có nhiều không gian cho công viên, vườn cây, hồ nước, làm tăng tỉ lệ không gian xanh đô thị, tạo ra những chỉ số tiện ích công cộng đầy đủ cho cư dân. Mặc dù trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc bắt kịp xu hướng các công trình xanh, đặc biệt là các dự án chung cư xanh được các chủ đầu tư chú trọng. 

Tuy nhiên, số lượng các tòa chung cư cao tầng được xây dựng trước đó thiếu đi những khoảng không gian xanh vẫn là rất lớn. Nhưng vẫn có cách khả thi để tăng thêm những yếu tố thân thiện cho môi trường đối với những tòa nhà này, giảm tải áp lực "bê tông hóa".

Dưới đây là một số đề xuất cải tạo cho tòa nhà chung cư thiếu không gian xanh của PGS-TS Phạm Đức Nguyên, tác giả cuốn "Phát triển kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh ở Việt Nam", ông hiện là Ủy viên Hội đồng Kiến trúc xanh - Hội KTS Việt Nam.

Phương án 1: 

Mỗi 6 tầng nhà, biến hai căn hộ giữa thành sân xanh chung, được thiết kế có không gian xanh làm chủ đạo. Sân có chiều cao thông 2 tầng. Giả thiết tòa nhà có hướng Nam hoặc nhìn ra biển, sẽ đón được gió mát qua sân vào hành lang, tới các căn hộ phía sau. 

Để gió mát có thể lên tới hành lang của 4 tầng phía trên, mặt sàn 4 tầng trên sân được đục thông. Có thể dùng thêm quạt ở cuối hành lang mỗi tầng để tạo thêm "áp lực âm" và điều khiển mức độ hút gió tự nhiên lên các tầng. Trên mái nhà của khối giữa làm thêm sàn để tạo thành 3 "sân xanh" trên cao, dùng chung cho cả tòa nhà. 

Bổ sung thêm một số "hiên xanh" cho các căn hộ hai bên của tòa nhà. Với phương án đề xuất, mỗi toà nhà sẽ phải "hi sinh" 6 căn hộ để biến thành sân xanh đón gió mát, tỉ lệ căn hộ giảm bớt khoảng 7%, có thể làm tăng giá bán những căn hộ còn lại. 

73245_1-house-10aug16-Bilyana-Dimitrova_b_639x426

Hình minh họa (Ảnh: Liên Minh Nha Trang)

 Phương án 2: 

Giảm bớt số lượng căn hộ chuyển thành sân xanh, cứ 5 tầng chỉ lấy 1 căn hộ để chuyển đổi thành sân xanh. Khi đó hiệu quả thông thoáng và không gian hoạt động cộng đồng cũng giảm bớt, nhưng số căn hộ chuyển đổi chỉ còn 4 ở mỗi tòa nhà, tỉ lệ căn hộ giảm bớt là 3%. Đồng thời, tầng kĩ thuật của tòa nhà (tầng 4) có thể dành một phần diện tích làm sân chung cho cả tòa nhà. 

Theo ông Nguyên, với những phương án được đề xuất trên, khi đi vào thực hiện thì cần phải nghiên cứu và nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đặc biệt phải gắn liên với văn hóa sống của người Việt và tính thẩm mĩ kiến trúc. Cùng với đó là cần sự phù hợp cho cả nhà đầu tư, người thiết kế và người sử dụng đều vừa lòng với công trình của mình. 

Ngoài ra, còn một giải pháp cải tạo không gian xanh ít phức tạp mà vẫn mang lại hiệu quả nữa là giải pháp "Vườn đứng". Theo KTS Nguyễn Quang Toàn, giải pháp này giúp tăng diện tích cây xanh mà không tốn diện tích, không mất công cải tạo phức tạp, tạo chất lượng không gian sống tốt hơn.

greenmore-Untitled-2

Hình minh họa (Ảnh: Greenmore)

Vườn đứng hay còn gọi là vườn trên tường, bức tường sống là phương pháp trồng cây nghệ thuật trên tường, có ưu điểm là không chiếm nhiều diện tích như vườn trên mặt đất. Điểm đặc biệt của vườn đứng là không sử sụng đất như bình thường, mà sử dụng phương pháp thủy canh, cùng với giá thể nên rất sạch sẽ và tránh được một số loại động vật như giun, dế, ốc sên,...

vuon-dung-lam-moi-khong-gian-song-greenmore-5

Một ban công tại căn hộ chung cư được cải tạo với "vườn đứng" (Ảnh: Vườn trên tường)

Vườn đứng có thể được trồng ở mọi không gian trong nhà bạn mà không tốn nhiều diện tích từ sân vườn, ban công, sân thượng, hiên sảnh, mái nhà đến các mảng tường,…Chỉ cần khoảng 3-5m trước nhà, sau nhà hay phần logia (là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, một hướng tiếp xúc với thiên nhiên và được che chắn khá cẩn thận, hai hướng còn lại là xây tường cao tận đáy sàn), ban công ở các khu chung cư cao tầng là bạn có thể tận dụng làm thành vườn xanh. 

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.