(Ảnh minh họa: VTV) |
Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, cử tri TP Đà Nẵng cho rằng cuộc sống người dân được cải thiện nhiều, năm sau luôn cao hơn năm trước.
"Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng rộng, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng này", cử tri TP Đà Nẵng đề nghị.
Trả lời cử tri, Bộ LĐ, TB&XH cho biết sự phát triển liên tục của nền kinh tế nước ta sau thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, với tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống của nhân dân được cải thiện về nhiều mặt.
Tuy nhiên, tình trạng phân hóa giàu - nghèo trong các tầng lớp dân cư lại gia tăng với khoảng cách ngày càng lớn thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập, mức sống chi tiêu, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản giữa các nhóm dân cư; giữa các vùng miền; giữa nông thôn và thành thị.
Để khắc phục tình trạng này, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng, bình đẳng xã hội và giảm nghèo bền vững, Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp như:
Phân bổ nguồn lực hướng vào ưu tiên đầu tư cho tăng trưởng kinh tế bền vững, khuyến khích đầu tư của xã hội vào vùng kinh tế trọng điểm. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo và lĩnh vực cần thiết cho xã hội mà tư nhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được.
Ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào các vùng kém phát triển, để giảm sự cách biệt giữa các vùng miền; đặc biệt, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; quan tâm đến các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn; Tăng đầu tư cho phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực dựa trên kế hoạch trung hạn 5 năm 2016-2020 và nhu cầu phát triển của từng lĩnh vực, vùng miền để bảo đảm công bằng xã hội, vì mục tiêu phát triển con người, đặc biệt trong lĩnh vực giảm nghèo hướng tới đảm bảo các nhu cầu xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Điều chỉnh mô hình đô thị hoá bảo đảm đô thị hoá trải rộng trên phạm vi cả nước; ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và đô thị hoá nông thôn, cho một số vùng khó khăn, kinh tế thị trường chưa phát triển, có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Thực hiện có hiệu quả 2 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020.
Bộ Tài chính lý giải việc 'xăng tăng 2.000 - 3.000 đồng nhưng giảm chỉ vài trăm đồng'
Bộ Tài chính thông tin về việc cử tri bức xúc khi "xăng tăng 2.000-3.000 đồng nhưng giảm chỉ vài trăm đồng". |