Bộ Tài chính lý giải việc 'xăng tăng 2.000 - 3.000 đồng nhưng giảm chỉ vài trăm đồng'

Bộ Tài chính thông tin về việc cử tri bức xúc khi "xăng tăng 2.000-3.000 đồng nhưng giảm chỉ vài trăm đồng".
bo tai chinh ly giai viec xang tang 2000 3000 dong nhung giam chi vai tram dong
(Ảnh minh họa: Lao động)

Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Cử tri TP Đà Nẵng bày tỏ sự bức xúc đối với công tác quản lý giá xăng, dầu trong thời gian qua.

Cụ thể là khi tăng thì tăng 2.000 - 3.000 đồng nhưng khi giảm chỉ vài trăm đồng, số lần tăng nhiều hơn rất nhiều số lần giảm.

Cử tri cho rằng, việc quản lý giá xăng, dầu như vậy chỉ làm lợi cho doanh nghiệp, trong khi mọi khó khăn người dân phải gánh chịu và đề nghị Chính phủ chỉ đạo xem xét lại vấn đề này.

Trả lời cử tri, Bộ Tài chính cho biết hiện việc điều hành giá xăng dầu trong nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, “giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước".

Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán xăng dầu trong biên độ giới hạn nhất định, theo quy trình và nguyên tắc quy định.

Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm soát và điều tiết giá xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở.

Trong đó, giá cơ sở được tính toán dựa trên bình quân giá thế giới (Platt’s Singapore) 15 ngày gần nhất với chu kỳ điều hành, không phải được điều chỉnh theo từng ngày.

Bộ này cũng cho biết, xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu vì vậy Luật Giá và các văn bản hướng dẫn quy định đây là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá.

"Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ, trong nhiều thời điểm khi giá thế giới tăng cao, lẽ ra giá xăng dầu trong nước cần phải điều chỉnh tăng để bù đắp hết phần chênh lệch này.

Tuy nhiên, giá trong nước hoặc là không điều chỉnh tăng hoặc chỉ tăng một phần chứ không phải tăng toàn bộ phần chênh lệch giữa giá cơ sở tại thời điểm tính toán và mức giá bán hiện hành; phần chênh còn lại được bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá.

Khi Quỹ Bình ổn giá đã sử dụng hết mà giá xăng dầu thế giới vẫn tăng thì buộc phải tăng giá xăng dầu trong nước tương ứng", Bộ Tài chính cho biết.

Mặt khác, theo Bộ này, khi giá xăng dầu thế giới giảm (vẫn phải tính theo chu kỳ bình quân là 15 ngày theo quy định, không phải giá thế giới giảm tính theo từng ngày và giá trong nước phải giảm ngay), việc điều hành giá xăng dầu trong nước trước hết phải cân nhắc các công cụ đã sử dụng trước đó.

Ví dụ như giảm một phần hoặc ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, việc điều hành giá xăng dầu trong nước đã được thực hiện công khai, minh bạch và nhất quán theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước; giá xăng dầu trong nước cơ bản bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

bo tai chinh ly giai viec xang tang 2000 3000 dong nhung giam chi vai tram dong Giá xăng dầu hôm nay 18/6: Ngóng đợi OPEC

Giá xăng dầu hôm nay 18/6 đang thay đổi khá nhỏ giọt trên thị trường và đang chờ đợi những động thái mới nhất đến ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.