Giang hồ cưỡng chiếm đất công

Gần đây, dư luận tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) xôn xao, thậm chí rất bất bình về một 'băng nhóm giang hồ' ngang nhiên cưỡng chiếm đất công tại thủ phủ du lịch Mũi Né, trong sự bất lực của chính quyền cơ sở.

Đứng đầu “băng nhóm giang hồ” này, theo phản ánh, tố cáo của nhiều người dân, đơn thư báo cáo của cán bộ, đảng viên ở cấp cơ sở, là T.T.N.N (43 tuổi) và T.V.Đ (44 tuổi, cùng ngụ TP HCM); thường được gọi là “vợ chồng N.Đ”. Địa bàn mà “vợ chồng N.Đ” liên tục “làm mưa làm gió” chủ yếu ở P.Mũi Né, TP Phan Thiết. 

Thủ đoạn của “vợ chồng N.Đ” là núp bóng danh nghĩa sang nhượng rồi ngang nhiên cưỡng chiếm, sử dụng bất hợp pháp đất công tại nhiều vị trí đắc địa ở Mũi Né.

Giang hồ cưỡng chiếm đất công - Ảnh 1.

Lực lượng công an ngăn chặn vụ "vợ chồng N.Đ" đưa hàng chục giang hồ dùng mã tấu đến Mũi Né tranh chấp đất với dân địa phương vào ngày 23/9/2017. (Ảnh: H.L).

“Mượn tay” người dân để cưỡng chiếm

Theo nhiều người dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên ở P.Mũi Né, do biết rõ đất ở ven biển Mũi Né hiện nay có giá trị rất cao, nhiều dự án bất động sản, du lịch, khoáng sản đang triển khai bởi những “đại gia” đến từ nhiều nơi, “vợ chồng N.Đ” đã từ bỏ ngành nghề kinh doanh karaoke, chuyển sang “làm đất”. Tuy nhiên, “vợ chồng N.Đ” không phải kinh doanh lành mạnh, mua đi, bán lại kiếm lời mà là cưỡng chiếm đất của nhà nước, thậm chí là đất của các dự án chưa triển khai...

Chủ tịch TP Phan Thiết từng hứa xử , nhưng...

Nguyên Trưởng KP.Long Sơn Nguyễn Văn T. là người từng gửi đơn lên UBND và Thành ủy Phan Thiết tố cáo “vợ chồng N.Đ” lộng hành cưỡng chiếm đất nhà nước. Theo đó, việc cưỡng chiếm không chỉ ở địa bàn P.Mũi Né mà còn chiếm đất đồi ven biển, thuộc xã Hồng Phong (H.Bắc Bình, giáp ranh Mũi Né). Ở khu đất lấn chiếm nào, “vợ chồng N.Đ” cũng cho xây cất nhà và thuê “giang hồ” trông coi rất kỹ.

“Bản thân tôi đã trực tiếp gặp ông Điệp từ năm 2017 (ông Đỗ Ngọc Điệp, Chủ tịch UBND TP Phan Thiết thời điểm đó, vừa bị truy tố vì sai phạm trong quản đất đai - PV) và báo cáo mọi chuyện. Ông Điệp đã biểu dương, hứa sẽ xử các vụ cưỡng chiếm đất tới nơi tới chốn, và đề nghị tôi theo dõi sát tình hình, nhưng tôi chờ mãi đến nay vẫn không thấy ai xử gì. “Vợ chồng N.Đ” ngày càng lộng hành”, ông Nguyễn Văn T. nói.


Sau khi lấn chiếm đất công, “vợ chồng N.Đ” cho rào chắn lại bằng hàng rào xây kiên cố. Dĩ nhiên, theo người dân tố giác, các chủ dự án muốn lấy lại phải thương lượng, trả tiền cho dù “chủ đất” chẳng có lấy một mảnh giấy chủ quyền sử dụng. Ngoài ra, “vợ chồng N.Đ” còn sang nhượng, cho thuê để trục lợi, như vụ khu nhà trọ (đường Xuân Thủy) cho ông X.T thuê, là một điển hình.

Một vụ cưỡng chiếm đất công điển hình khác, xảy ra ở KP.Long Sơn (P.Mũi Né). Theo một cán bộ khu phố, ban đầu “vợ chồng N.Đ” mua 20 m đất (chiều ngang) ven đường của ông N.A (người dân địa phương). 

Đây là đất trồng rừng thuộc quyền quản của nhà nước. Sau khi được một số cán bộ TP Phan Thiết “giúp đỡ” làm sổ đỏ, “vợ chồng N.Đ” đã mở rộng, lấn chiếm sâu vào trong rừng hàng nghìn mét vuông đất, vốn là khu đất trồng rừng do UBND P.Mũi Né quản

Đỉnh điểm là ngày 23/9/2017, hàng chục “giang hồ” cầm mã tấu, dưới sự chỉ huy của “vợ chồng N.Đ” đến tranh chấp đất với người dân khiến công an phải can thiệp. Sau đó, những tay “giang hồ” bị đưa về Công an P.Mũi Né lập biên bản, nhưng đến nay vụ việc vẫn không được xử , đất bị cưỡng chiếm vẫn còn đang bị cưỡng chiếm (!).

Thủ đoạn mà “vợ chồng N.Đ” hay sử dụng là dùng “chiêu” mua đất của dân. Tức là cho tiền một vài người dân địa phương đóng cọc, rào, bao chiếm đất công, sau đó làm hợp đồng chuyển nhượng giấy tay cho mình toàn quyền xử

Trường hợp điển hình nhất là bà M.V đang chiếm một khu đất ở P.Mũi Né và ủy quyền cho “vợ chồng N.Đ” làm sổ đỏ. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khu đất này hiện có một ngôi nhà dựng bất hợp pháp, đã được công an và địa chính phường đến lập biên bản vi phạm, nhưng hồ sơ vụ việc này hiện cũng chưa được xử .

Sự ngang ngược, bất chấp kỷ cương pháp luật của “vợ chồng N.Đ” chưa dừng lại ở đó. Thậm chí, khi đụng vào đất của những người dân không chịu sang nhượng, “vợ chồng N.Đ” liên tục dùng áp lực là băng nhóm côn đồ thuê từ nơi khác đến hăm dọa. Cụ thể, có 5 người dân khu vực Long Sơn - Suối Nước (P.Mũi Né) có “tranh chấp” đất, đã bị “vợ chồng N.Đ” cho côn đồ đe dọa. 

Cuối cùng những hộ dân này cũng phải ký chuyển nhượng giấy tay cho“vợ chồng N.Đ” vì không chịu nổi cảnh bị đe dọa cuộc sống cả ngày lẫn đêm. Vụ việc bức xúc này xảy ra từ năm 2017, cũng đã được cán bộ KP.Long Sơn tố cáo lên lãnh đạo TP Phan Thiết, nhưng đều rơi vào im lặng.

Giang hồ cưỡng chiếm đất công - Ảnh 3.

Rừng ở khu vực "vợ chồng N.Đ" cưỡng chiếm đất bị đốt cháy, lực lượng chức năng bất lực chỉ biết quay phim. (Ảnh cắt từ clip).

“Muốn xây gì là quyền của tao” !

Cũng theo phản ánh, tố cáo của nhiều người dân, đơn thư báo cáo của cán bộ, đảng viên ở cấp cơ sở, trải dài theo con đường từ Hòn Rơm đến khu vực Long Sơn - Suối Nước có hàng chục héc ta đất “vàng” thuộc sự quản của nhà nước. Dẫu biết rõ từ mép đường vào phía trong khu vực rừng 100 m là đất hành lang đường ven biển do P.Mũi Né quản , nhưng “vợ chồng N.Đ” cũng không “tha”.

Cụ thể, “vợ chồng N.Đ” cưỡng chiếm một khu đất gần dự án du lịc T.H (KP.Long Sơn). Khu đất này vốn là đất giáp ranh giữa đất quốc phòng với đất rừng phòng hộ. Khi dự án T.H đo đạc lại thì phát hiện thừa một diện tích khoảng 5.000 m2

Biết được diện tích này dự án T.H không thể bao chiếm, “vợ chồng N.Đ” huy động người, xe ủi san phẳng cây cối và rào kiên cố lại để rao bán. Vụ việc được phường lập biên bản, đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. 

Còn ở khu vực Suối Nước (hai bên đường Nguyễn Cơ Thạch), “vợ chồng N.Đ” ngang nhiên ủi khoảng 4.000 m2 đất, kéo dài từ đường Xuân Thủy xuống tận mép biển và cho rào lại. Bên trong xây một ngôi nhà, thuê người trông giữ.

Riêng tại khu vực đồi cát Hòn Rơm, “vợ chồng N.Đ” còn cho người xây một ngôi nhà cấp 4 ngay tại lưng chừng đồi (trước khu du lịch Hòn Rơm 2). Cán bộ khu phố và UBND P.Mũi Né đến yêu cầu dừng việc xây dựng trái phép, thì bà N. lớn tiếng tuyên bố: "Đất của tao mua, khai phá, tao muốn xây gì là quyền của tao" (?!). Hiện phường cũng không xử được vụ xây nhà trái phép này, riêng khu đất thì cũng đang bị cưỡng chiếm. 

Theo cán bộ, đảng viên ở cấp cơ sở, mức độ lộng hành của “vợ chồng N.Đ” cưỡng chiếm đất công ở Mũi Né còn “tăng áp” trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2020 vừa qua, khi “điều quân” dùng cưa máy cưa hết cây cối trong khu rừng thuộc đồi cát Hòn Rơm, sau đó đốt cháy rụi, đến mức chính quyền địa phương phải gọi xe chữa cháy đến dập lửa giữa đêm.

Có những khu vực khác ở Mũi Né, “quân” của “vợ chồng N.Đ” dùng lưới B40, kẽm gai, trụ bê tông rào cưỡng chiếm đất công vào ban đêm; thậm chí sử dụng máy ủi san phẳng cây cối. Ban ngày, khi chính quyền biết và cho người đi nhổ bỏ trụ, thì sáng hôm sau khu đất bị cưỡng chiếm lại được rào chắn lại. UBND P.Mũi Né khi cho đặt một tấm bảng có dòng chữ “Khu vực này là đất của nhà nước do UBND P.Mũi Né quản ”, dù được cắm vào trụ bê tông chắc chắn, nhưng sáng hôm sau cả bảng lẫn trụ đều... biến mất.

Các vụ việc kể trên đều rơi vào im lặng, do đó cho đến thời điểm này, các khu đất công bị cưỡng chiếm vẫn chưa được cơ quan chức năng đo đạc cụ thể tổng diện tích là bao nhiêu. (còn tiếp)

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.