Giáo dục Ba Lan: Phạt nặng nếu phụ huynh đến đón con muộn

Ở Ba Lan, nhà trường khuyến cáo cha mẹ chỉ nên để con nhiều nhất 8 giờ ở trường. Nếu đón con muộn 1 giờ sẽ bị phạt 15$, từ 1 giờ trở đi sẽ tăng tiền phạt.
 
giao duc ba lan phat nang neu phu huynh den don con muon Chủ tịch nước: Giáo dục quyết định tương lai của dân tộc
giao duc ba lan phat nang neu phu huynh den don con muon Gặp Bộ trưởng Giáo dục 34 tuổi của Phần Lan
giao duc ba lan phat nang neu phu huynh den don con muon Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan

Anh Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1965, kinh doanh) đã sang Ba Lan sinh sống và làm việc từ năm 1995. Với anh Hùng, hệ thống giáo dục Ba Lan có nhiều ưu điểm tuyệt vời giúp cho con cái anh có cơ hội phát triển toàn diện về nhân cách và thể lực.

"Các con tôi theo học hệ thống giáo dục của Ba Lan như trẻ em nước sở tại (tiếng Ba Lan là ngôn ngữ chính). Môi trường học khá thân thiện, học phí thì gần như không đáng kể. Mọi học sinh đi học từ tiểu học tới hết Trung học đều không phải đóng học phí. Mấy năm gần đây còn được miễn phí sách giáo khoa.

Riêng học mẫu giáo thì phải mất tiền. Con tôi cho đi nhà trẻ từ 8 tháng tuổi. Đầu tiên đi lớp tư nhân, sau 3 tháng thấy con không thích nghi được nên cho cháu đi nhà trẻ công. Mỗi tháng đóng khoảng 150$. Từ 3 tuổi, con tôi chuyển lên mẫu giáo thì mỗi tháng chỉ mất khoảng 35$.

Cả nhà trẻ và mẫu giáo đều mở cửa từ 6 giờ sáng tới 17 giờ chiều. Nhưng ngay cửa trường là tấm băng rôn khuyến cáo cha mẹ chỉ nên để con nhiều nhất 8 giờ ở trường. Nếu đón con muộn 1 giờ sẽ bị phạt 15$, từ 1 giờ trở đi sẽ tăng tiền phạt với mục đích để các phụ huynh không tự ý để con quá giờ.

giao duc ba lan phat nang neu phu huynh den don con muon
Với anh Hùng, hệ thống giáo dục Ba Lan có nhiều ưu điểm tuyệt vời

Thầy cô trong trường không kỳ thị học sinh. Khi họp phụ huynh, các thầy cô không nêu tên học sinh học kém mà sẽ đề nghị phụ huynh gặp riêng. Học sinh từ nhà trẻ đến hết bậc tiểu học thì học rất ít, thời gian chơi và học dã ngoại nhiều hơn. Từ bé các cháu đã được dạy kỹ năng sống và rèn luyện thể lực. Ở Ba Lan, các cháu mẫu giáo đã được học an toàn giao thông (5 - 6 tuổi), biết phân biệt và hiểu rõ tín hiệu đèn giao thông, tuyệt đối không tự tiện sang đường tuỳ tiện mà biết đợi đèn và đi đúng vạch người đi bộ.

Nhà trường chú trọng dạy học sinh kỹ năng sinh tồn và đề cao tính tự lập, tự giác. Bé từ 3 tuổi đã biết tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, còn tự xúc ăn từ khi biết cấm thìa dĩa, rất hiếm khi bố mẹ xúc cho. Như con nhà tôi đã biết tự xúc ăn từ khi 18 tháng, 3 tuổi biết ăn cơm bằng đũa, không bao giờ phải ép bé ăn hay xúc từng thìa cho bé.

Thầy cô dạy các cháu phải biết mình là ai và những gì thuộc về cá nhân thì phải nỗ lực chiến đấu và bảo vệ nên các cháu hiếm khi cầm nhầm đồ của nhau bởi cha mẹ và thầy cô rất nghiêm khắc với các cháu, không phải của mình không được tự tiện cầm lấy và sử dụng.

Tôi tiếng Ba Lan kém chỉ đủ giao tiếp hàng ngày nhưng không gặp trở ngại gì khi các cháu đi học. Tôi ấn tượng với hệ thống giáo dục của Ba Lan là họ phổ cập kiến thức đến từng công dân của họ, trước pháp luật mọi người bình đẳng như nhau.

Còn chị Hoàng Yến (sinh năm 1989, kinh doanh) đã sinh sống và làm việc tại Ba Lan được 8 năm. Chị Yến có con gái đi nhà trẻ từ năm 2 tuổi, sau đó đi mẫu giáo và giờ đang học lớp 0 (tương đương lớp mẫu giáo lớn ở Việt Nam).

"Môi trường giáo dục ở Ba Lan nói chung là tốt. Nếu đi học trường nhà nước sẽ được miễn học phí toàn bộ, tôi chỉ phải đóng góp tiền ăn trưa và một số phí phát sinh ví dụ như đi dã ngoại.

Con tôi được học đều các môn, thầy cô giáo bên này nhiều khi họ cũng biết tôi hạn chế về ngôn ngữ nên cũng tạo điều kiện cho tôi nhiều. Ví dụ như có vấn đề cần trao đổi hoặc con cái có vấn đề gì, họ đều ghi rõ vào sổ liên lạc về cho tôi.

Giáo dục đề cao tính thưc tiễn chứ không thiên về lý thuyết, thấy con tôi đi học về có tính tự lập cao hơn, không có cảm giác sợ đi học giống như hồi tôi học ở Việt Nam. Con tôi được tham gia những hoạt động đề cao tính tự lập, khám phá thiên nhiên và cuộc sống chứ không bị bó hẹp trong phòng học.

Những hoạt động nhà tường tổ chức vừa phù hợp với lứa tuổi các cháu, lại giúp các cháu hòa đồng, năng động, tự tin hơn rất nhiều chứ không còn sợ hãi hay rụt rè như hồi đầu nữa. Những kiến thức con tôi được học trên lớp theo hướng vừa học vừa chơi, con dễ tiếp thu mà không hề bị mệt gì cả. Về đến nhà, tôi cũng không mất nhiều thời gian để dạy con học hành, bởi những thứ được dạy ở trường là rất cần thiết cho các con rồi".

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.