Giáo dục về khởi nghiệp qua góc nhìn của Giáo sư John Vũ (Nguyên Phong)

Làm sao các nước đang phát triển có thể dạy sinh viên tạo ra các công ty khởi nghiệp để cải tiến nền kinh tế và giải quyết vấn đề thất nghiệp?

LTS: Giáo sư John Vũ (John Vu, Nguyên Phong) là một nhà khoa học nổi tiếng người Việt ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs).

Ông chính là người dịch - phóng tác tác phẩm nổi tiếng “Hành trình về Phương Đông” - một trong những tác phẩm hay nhất về phương Đông từ trước đến nay - và được Nhà xuất bản Mỹ dịch sang tiếng Anh.

Những tác phẩm mang bút pháp Nguyên Phong của ông được bạn đọc Việt Nam yêu thích qua nhiều thế hệ như Đường mây qua Xứ Tuyết; Bên rặng Tuyết sơn; Minh Triết trong Đời sống; Ngọc sáng trong Hoa sen; Hoa trôi trên Sông nước; Trở về từ Cõi sáng và gần đây là các sách thực tiễn về khởi nghiệp dành cho sinh viên Việt Nam Departure - Khởi Hành, Connection - Kết Nối, To The World - Bước ra Thế giới, Kiến tạo Thế hệ Việt Nam ưu việt.Giáo sư từng giữ vị trí Phó Chủ tịch – Vice President phụ trách tất cả vấn đề về kỹ thuật của tập đoàn Boeing (CMM/CMMI). Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Giáo sư John Vũ luôn quan tâm đến thế hệ trẻ – nguồn nhân lực chủ chốt về việc chọn lựa nghề nghiệp và hướng đến những ngành tiềm năng.

Các quốc gia tiên tiến trên thế giới luôn mời Giáo sư đến thỉnh giảng và hướng dẫn cho giáo viên và sinh viên nước họ.

Cùng với sự thành công đặc biệt trong sự nghiệp của mình, Giáo sư John Vũ rất tâm huyết với sự phát triển của nền giáo dục và thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Ông đã viết hàng nghìn bài viết về các vấn đề về giáo dục, khởi nghiệp thực tế rất đặc biệt đăng trên trang cá nhân. Trang của Giáo sư có một lượng theo dõi, tương tác kỷ lục nhưng Giáo sư đã dừng viết hơn một năm qua.

Được sự đồng ý của ông, qua sự kết nối của First News - Trí Việt, kể từ hôm nay, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin dẫn lại một số bài viết của Giáo sư như một kênh thông tin về giáo dục giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn thông qua nền giáo dục của nhiều nước trên thế giới.

Bài viết đầu tiên là về giáo dục khởi nghiệp, một vấn đề đang nóng khắp toàn cầu, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Một người bạn hỏi: “Nếu khởi nghiệp là “khoa học” mà có thể được dạy thì làm sao các nước đang phát triển có thể dạy sinh viên tạo ra các công ty khởi nghiệp để cải tiến nền kinh tế, và giải quyết vấn đề thất nghiệp?”.

Tôi bảo anh ấy: “Điều đó phải bắt đầu bằng việc thúc đẩy nhiều hơn về khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) vì chúng là nền tảng của phát kiến. Không có phát kiến công nghệ, sẽ khó tạo ra các công ty khởi nghiệp có thể làm nên khác biệt cho nền kinh tế.”

Khi dạy ở châu Á, tôi nghe nhiều cuộc nói chuyện về khởi nghiệp nhưng tôi không thấy mấy ai làm điều này trở nên hiện thực. Khi tới thăm các đại học, tôi thấy các lớp khởi nghiệp phần lớn được dạy trong trường Kinh doanh nơi sinh viên học về kinh tế, quản lí và tài chính.

Một giáo sư bảo tôi rằng, họ có chương trình dạy sinh viên về cách bắt đầu công ty nhưng cho dù sinh viên có tạo ra công ty khởi nghiệp, sau một thời gian ngắn, phần lớn đều thất bạn. Tôi giải thích cho ông ấy rằng khởi nghiệp nên được dạy trong trường Công nghệ chứ không trong trường Kinh doanh. Sai lầm thường phạm phải của trường Kinh doanh là họ đối xử với công ty khởi nghiệp y hệt như một công ty nhỏ.

giao duc ve khoi nghiep qua goc nhin cua giao su john vu nguyen phong
Giáo sư John Vũ (bên phải) và Thạc sĩ Phạm Ngọc Duy - Giảng viên Văn Lang - tại CMU, Pittsburgh, Mỹ, tháng 6/2012. (Ảnh: Đại học Văn Lang)

Nhưng công ty khởi nghiệp không phải là công ty nhỏ. Công ty khởi nghiệp là một doanh nghiệp có tri thức về khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ cũng như thị trường. Công ty khởi nghiệp là một “tổ chức lâm thời” đang tìm kiếm khách hàng và tìm cách kinh doanh nơi thị trường vẫn còn chưa được biết tới.

Giáo dục về khởi nghiệp nên hội tụ vào việc phát kiến ra các sản phẩm mà có thể giải quyết các vấn đề hay đáp ứng một nhu cầu, chứ không phải là cách bắt đầu một công ty. Do đó việc dạy về khởi nghiệp cho sinh viên công nghệ là cách tiếp cận logic.

Mục đích tối thượng của công ty khởi nghiệp công nghệ là phá vỡ thị trường bằng việc đem tới giá trị mới cho nhiều người đồng thời tạo ra việc làm mới, thị trường mới, và ngành công nghiệp mới.

Vấn đề với đào tạo kinh doanh là sinh viên thường theo các quy tắc kinh doanh, các lý thuyết kinh tế, phương pháp luận tài chính và xây dựng bản kế hoạch kinh doanh để cho mọi điều họ cần là tuân theo các quy trình mà phần lớn các công ty lớn đang làm để đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhưng khởi nghiệp không giống thế vì sản phẩm của họ còn chưa được biết tới, khách hàng của họ còn chưa được biết tới, thị trường của họ là chưa được biết tới và doanh nghiệp của họ cũng không được ai biết tới.

Vì có nhiều bất định thế, bạn không thể coi công ty khởi nghiệp là công ty nhỏ được. Về căn bản, khởi nghiệp không phải là việc làm mà nó là kinh doanh mạo hiểm. Nó không dễ nhưng mọi người thường tô điểm thành công của nó cho dù có nhiều thất bại tới mức cần phải được dạy để cho sinh viên có thể học được từ sai lầm của người khác.

Mọi người đều muốn là Bill Gates hay Steve Jobs và vấn đề là đào tạo khởi nghiệp đang hội tụ chủ yếu vào vinh quang chứ không vào thất bại.

Sinh viên được dạy làm ra nhiều tiền trước khi họ được dạy về gia tăng giá trị cho thị trường.

Chủ định của khởi nghiệp không phải là làm ra tiền mà để tạo ra các sản phẩm giá trị có thể làm thay đổi cách mọi người làm việc hay làm cho thế giới này thành chỗ tốt hơn. Tiền chỉ là kết quả của việc cung cấp giải pháp để giải quyết vấn đề.

Vì có nhiều công ty khởi nghiệp bị thất bại, sinh viên phải được dạy cho cách xử trí với thất bại trước hết. Nếu họ không sẵn lòng vượt qua thất bại, họ không bao giờ thành công.

Vấn đề chính cho nhiều nhà doanh nghiệp, đặc biệt ở châu Á là họ không có môi trường nơi họ có thể trao đổi các ý tưởng và học từ người khác nên rất khó tìm ra người cố vấn giỏi.

Phần lớn các nhà doanh nghiệp châu Á đều tự làm việc biệt lập, dựa trên suy nghĩ và tính sáng tạo riêng của họ.

Tôi nghĩ đại học nên tạo ra môi trường cho những nhà doanh nghiệp này để đáp ứng và thảo luận về các ý tưởng của họ với nhau.

Các lớp khởi nghiệp nên là chỗ mà ở đó sinh viên dành thời gian cùng người khác hay các nhà doanh nghiệp có kinh nghiệm để thảo luận về các ý tưởng về cách đưa ý tưởng của họ ra thị trường.

Khởi nghiệp là về hành động và chấp nhận rủi ro, sinh viên phải học bằng cách làm thay vì ghi nhớ các lí thuyết khởi nghiệp. Đó là lí do tại sao cách tiếp cận “học qua hành” là hoàn hảo cho kiểu học này.

Để dạy khởi nghiệp, sinh viên sẽ phải học bằng cách thất bại vài lần xem như “kinh nghiệm học tập” trong các bài tập của lớp để cho họ có thể xây dựng nên tính kiên cường của họ.

Một nhà doanh nghiệp thành công đã nói: “Sai lầm lớn nhất của tôi đã đưa tôi tới kinh nghiệm học tập lớn nhất và chung cuộc tới thành công của tôi.” Thay vì dạy về tài chính, kinh tế và quản lí, lớp khởi nghiệp phải dạy về tổn thất tâm lí liên kết với thất bại, giảm thiểu rủi ro, và phát triển cá nhân và đó là lí do tại sao tôi tin dạy khởi nghiệp trong lý thuyết hàn lâm là không hiệu quả.

giao duc ve khoi nghiep qua goc nhin cua giao su john vu nguyen phong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục

Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban ...

giao duc ve khoi nghiep qua goc nhin cua giao su john vu nguyen phong Học sinh phổ thông cũng có thể khởi nghiệp

Đó là lưu ý của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trong buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng ...

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.