Cách kiểm tra chất lượng thực phẩm để tránh bị ngộ độc | |
Nguy hại từ thói quen đeo khẩu trang dùng một lần kém chất lượng, những ‘ổ vi khuẩn di động’. |
|
Nước giặt, nước xả, nước rửa chén, nước lau sàn, nước tẩy rửa nhà tắm, nhà vệ sinh… có nhãn hiệu bắt mắt và thường được quảng bá với hiệu quả tốt nhưng trên thực tế, các chuyên gia đã nhận định chúng chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể đầu độc sức khỏe con người. Số liệu của Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cho thấy, trong số 85.000 chất hóa học được sử dụng thường ngày hiện nay, chỉ có 7% sản phẩm là an toàn với sức khỏe. Chính vì vậy trong việc giặt quần áo hàng ngày cần lưu ý để tránh được những tác hại không đáng có.
Giặt quần áo quá lâu
|
Nhiều người có thói quen là ngâm quần áo với bột giặt trước khi giặt tay hoặc cho vào máy giặt để quần áo được tẩy sạch một cách kỹ càt. Nhưng chính việc ngâm giặt quần áo quá lâu lại tạo cơ hội cho các chất hoá học có trong bột giặt như chất tẩy, làm trắng,… ngấm sâu vào trong các sợi vải, là thủ phạm gây các bệnh về da, cũng như việc tay chúng ta tiếp xúc với bột giặt quá lâu sẽ gây kích ứng da, nhất là với da nhạy cảm.
Lạm dụng nước xả vải
(Ảnh: dienmayxanh) |
Trong một số nước xả vải có chứa những hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ chúng ta như Benzyn, Ethyl acetate, Camphor,.. Đây là thông tin được Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới đưa ra. Vì vậy những ai đang có suy nghĩ rằng dùng nước xả vải càng nhiều thì quần áo sẽ càng sạch thì hãy loại bỏ ngay suy nghĩ này, bởi chỉ cần dùng nước xả vài không đúng liều lượng quy định chúng sẽ ngay lập tức phản tác dụng.
Dồn quần áo để giặt một lần
|
Vì lười hoặc vì tiết kiệm bột giặt mà nhiều người có thói quen để dồn tất cả quần áo bẩn rồi giặt một lần. Thậm chí quần áo đi chơi thể thao ẩm ướt, mồ hôi cũng ủ đống để đợi hết đồ giặt một lần.
Khi quần áo bị ẩm ướt, mồ hôi,… chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó việc dồn quần áo này cũng khiến quần áo nhanh bị mục vải, bạc màu. Cần bỏ thói quen không tốt này để phòng tránh các bệnh ngoài da.
Không phơi quần áo nơi thoáng mát hoặc phơi qua đêm
|
Trường hợp này thường xảy ra ở những gia đình không có lợi thế về điều kiện nhà cửa nên họ phải phơi trong nhà, hoặc phơi trong nhà tắm. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc phơi quần áo ở nơi không thoáng mát, thiếu ánh sáng là nguyên nhân gây ra một số bệnh lây nhiễm.
Việc phơi quần áo ngoài trời mà để qua đêm cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh về da.
Để tay tiếp xúc với bột giặt trong thời gian dài
|
Bột giặt có tính kiềm rất cao, nếu ta giặt tay cùng bột giặt trong thời gian dài sẽ khiến da tay mất đi tác dụng ngăn chặn sự phát triển và sinh trưởng của vi khuẩn, khiến da bị dị ứng, ngứa ngáy. Vì vậy nếu giặt tay hãy dùng bao tay để bảo vệ đôi tay, sau khi giặt hãy thoa thêm kem dưỡng da tay để bảo vệ tốt nhất cho làn da của bạn.
Sử dụng đồng thời bột giặt và thuốc tẩy
|
Một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng nếu sử dụng chung thuốc tẩy và bột giặt sẽ có tác dụng làm sạch gấp đôi. Hai sản phẩm này chứa những thành phần hoá học khác nhau, khi tdùng đồng thời cùng lúc chẳng những làm giảm tác dụng của nhau mà còn có thể gây ra những phản ứng hoá học, gây tổn thương cho da và các cơ quan khác như mắt, mũi, họng,… nghiệm trọng hơn còn nguy hiểm đến tim phổi và tính mạng.
Cho thêm bột giặt giữa chừng
|
Nhiều người khi đang giặt giữa chừng lại muốn cho thêm bột giặt vào với hy vọng tăng thêm hiệu quả giặt sạch, nhưng việc làm này chỉ gây ra lãng phí chứ không mang lại tác dụng gì. Việc nên làm là hãy đổ nước bẩn cũ đi và thay thế bằng chậu nước sạch mới và cho bột giặt vào rồi tiếp tục giặt giũ.
Dùng nước nóng giặt quần áo chứa mồ hôi
|
Đôi lúc bạn tự hỏi tại sao quần áo lại cứ bị ố vàng, điều này có thể là do bạn đã giặt bằng nước nóng bởi bạn nghĩ quần áo mồ hôi khi giặt nước nóng sẽ có tác dụng tốt hơn. Đây là suy nghĩ sai lầm vì trong mồ hôi có chứa muối và protein, khi gặp nóng chất này sẽ kết tủa trên quần áo, sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm quần áo bị vàng ố.