Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.
Cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đánh giá kỳ vọng quá khác biệt, nhiều khả năng là nguyên nhân khiến đàm phán thất bại. Kết quả như vậy rõ ràng đáng thất vọng.
Tuy nhiên ông Kirby không trách Tổng thống Donald Trump. Những gì vừa xảy ra cho thấy nhà lãnh đạo Mỹ sẵn sàng rời khỏi đàm phán, thay vì chấp thuận nhiều nhượng bộ để đổi lại một thỏa thuận với Triều Tiên như nhiều người lo ngại trước đó.
Còn theo chuyên gia Akira Kawasaki thuộc tổ chức chống vũ khí hạt nhân ICAN: “Chẳng có gì ngạc nhiên khi đàm phán đổ vỡ. Tổng thống Trump dành nhiều thời gian hơn chỉ trích những hiệp ước kiểm soát hạt nhân thay vì xây dựng chúng”.
“Chúng ta cần một kế hoạch thực sự, dựa vào cộng đồng quốc tế và những thỏa thuận như Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW). Hai miền Triều Tiên sau này có thể tham gia hiệp ước rồi bắt đầu quá trình phi hạt nhân hóa một cách chính danh”, chuyên gia Kawasaki nhận định.
Nhà phân tích chính trị Van Jackson - giảng viên đại học Wellington (New Zealand) từng viết quyển sách “Trên bờ vực: Trump, Kim và Mối đe dọa hạt nhân” cho rằng, đáng lẽ Mỹ nên chờ đến khi hội đàm cấp thấp hơn do đặc phái viên về Triều Tiên của Mỹ Stephen Biegun phụ trách đạt tiến bộ thì mới tổ chức hội nghị thượng đỉnh.
Theo ông, vì chưa chuẩn bị tốt nên dù hội nghị tại Việt Nam có “thành công” theo tiêu chuẩn mà chính quyền Trump đặt ra đi nữa, thì sự kiện cũng chẳng thể giải quyết kho vũ khí của Triều Tiên.
Đài CNN cho biết, Hạ nghị sĩ Ro Khanna cùng 18 thành viên đảng Dân chủ khác trong tuần này vừa đệ trình một nghị quyết kêu gọi xử lý dứt điểm cuộc Chiến tranh Triều Tiên vốn đã kéo dài nhiều thập kỷ.
Nhà hoạt động vì hòa bình Christine Ahn đánh giá cao động thái này. Bà nhấn mạnh:
“Chúng ta không thể để hai cá nhân (Tổng thống Trump cùng nhà lãnh đạo Kim) tước đoạt nền hòa bình giữa hai quốc gia trong tình trạng chiến tranh 70 năm qua”.
Tổ chức Korea Peace Network cho biết không đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội không nên được xem là dấu hiệu cho thấy biện pháp ngoại giao thất bại.
“Ngoại giao giúp thúc đẩy an ninh Mỹ lẫn bán đảo Triều Tiên hiệu quả hơn cấm vận kinh tế cũng như đe dọa dùng vũ lực. Ngoại giao tốn nhiều thời gian, và rõ ràng còn nhiều việc phải làm”, Chủ tịch Kevin Martin của Korea Peace Network phát biểu.
Chủ tịch Martin cũng kêu gọi: “Thành viên Quốc hội Mỹ có thể giúp định hướng tiến trình này bằng cách ủng hộ nghị quyết nghị sĩ Khanna đề xuất”.
Thời sự 16:07 | 05/03/2019
Thời sự 11:28 | 04/03/2019
Thời sự 10:06 | 04/03/2019
Thời sự 07:54 | 04/03/2019
Thời sự 19:20 | 03/03/2019
Thời sự 15:43 | 03/03/2019
Thời sự 18:26 | 02/03/2019
Thời sự 09:01 | 02/03/2019