Phụ huynh có thể tham khảo cách làm khu vui chơi cho bé tại nhà theo gợi ý sau:
Trước khi làm khu vui chơi cho bé, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần quan tâm là tìm được một không gian phù hợp, đảm bảo các điều kiện về diện tích và ánh sáng. Theo đó, bạn cần chọn những nơi như phòng ngủ của bé, phòng khách, gác xép hay thậm chí là khu vực ngoài trời. Lưu ý là không nên chọn những nơi ẩm thấp, không có ánh sáng hay những nơi quá chật hẹp vì có thể gây gián đoạn quá trình vui chơi, học hỏi của trẻ.
Một vấn đề nữa mà cha mẹ cần xem xét là tính an toàn của khu vực đó. Nếu sàn nhà là gạch, bạn cần trải thêm vài tấm thảm lông hay các tấm xốp có hình thù ngộ nghĩnh, giúp không gian vui chơi được tối ưu và sinh động hơn. Trường hợp khu vui chơi được đặt ngoài trời, bạn cũng phải chuẩn bị những tấm thảm cỏ hay những tấm bạt mềm để trẻ có thể vui chơi một cách thoải mái nhất.
Đây là một trong những bước mà phụ huynh thường được bỏ qua khi thiết kế không gian vui chơi tại gia cho bé. Với việc xác định chủ đề và mục đích chính cho khu vui chơi, quá trình thiết kế, trang trí và mua sắm vật dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thông thường, phụ huynh nên lựa chọn theo ba phương thức, gồm kết hợp giữa vui chơi và học tập, kết hợp giữa trò chơi vận động và trò chơi trí tuệ, kết hợp giữa rèn luyện kiến thức và nâng cao kỹ năng. Tương ứng với mỗi phương thức, cha mẹ sẽ đưa vào những món đồ chơi hay các thiết bị phù hợp, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong việc làm nên “không khí” vui chơi tại nhà cho bé. Yếu tố này góp phần quyết định tính thẩm mỹ tổng thể cũng như xác định chủ đề cụ thể của không gian vui chơi. Tại đây, bạn có thể dùng giấy dán có hình ảnh mà bé yêu thích để trang trí cho khu vực tường xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại đèn treo trang trí hay cái dải ruy băng để biến không gian thêm sắc màu và sinh động.
Bên cạnh yếu tố trang trí, phụ huynh cũng cần thiết kế một vài dụng cụ hỗ trợ vui chơi khác như bảng đen, xà treo, cầu trượt, bập bênh, ngựa gỗ,... ngay bên trong nhà, giúp bé thoải mái sáng tạo và vận động mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Như đã đề cập ở trên, việc lựa chọn đồ chơi và thiết bị sẽ được căn cứ vào mục đích mà cha mẹ hướng đến. Không chỉ đơn thuần là cho bé chơi các món đồ cơ bản như bóng, gấu bông, xe hơi…, cha mẹ còn có thể lồng ghép các hoạt động trí tuệ như xếp tranh, tô màu, đếm số, giải đố,... Cách làm này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy và nâng cao sự nhạy bén với môi trường xung quanh, cải thiện sự hứng thú trong học tập.
Với những trẻ có độ tuổi lớn hơn, cha mẹ có thể bổ sung thêm một vài quyển sách về khám phá khoa học, thế giới động vật hay chỉ đơn giản là những quyển truyện cổ tích để bé phát triển trí sáng tạo cùng khả năng tưởng tượng. Đặc biệt, các loại hoạt động đóng vai, thực hành hướng nghiệp cũng vô cùng hữu ích, mang đến cho bé cơ hội thể hiện cảm xúc và sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt vai trò của mình.
Ngoài việc đảm bảo các yếu tố như sự an toàn, tính thoải mái, tính thẩm mỹ và sự đa năng, cha mẹ cũng cần cân nhắc thiết lập thêm một khu vực lưu trữ để trẻ có thể cất giữ đồ chơi khi cần thiết. Nếu diện tích khu vui chơi hạn chế, bạn có thể đặt một chiếc giỏ nhựa hay khoang một kệ âm tường nhỏ ở vị trí góc phòng. Còn đối với không gian rộng hơn, bạn hoàn toàn có thể lắp đặt thêm tủ chứa đồ chơi, có thể tích hợp với bàn hay giường để tối đa hóa sự tiện dụng.
Đồng thời, việc thiết lập một khu vực lưu trữ cũng là cách mà cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách sắp xếp đồ vật ngăn nắp, gọn gàng sau khi sử dụng, giúp bé hình thành thói quen tích cực ngay từ nhỏ.