Hà Nội: Chính thức đưa buýt nhanh BRT vào hoạt động

Sáng 31/12, Sở GTVT đã chính thức đưa buýt nhanh BRT vào hoạt động, sớm hơn một ngày so với dự kiến trước đó là 1/1/2017.
ha noi chinh thuc dua buyt nhanh brt vao hoat dong
Cắt băng khai trương tuyến xe buýt nhanh BRT 01.

Vào 8h sáng nay, Sở GTVT Hà Nội cùng Tổng công ty vận tải Hà Nội đã chính thức khai trương tuyến xe bus nhanh BRT 01 tại trạm Kim Mã.

Tham dự lễ khai trương có ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch UB ATGT Quốc gia, ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND Hà Nội và ông Nguyễn Quốc Hùng phó Chủ tịch UBND Hà Nội.

ha noi chinh thuc dua buyt nhanh brt vao hoat dong
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch UB ATGT Quốc gia, ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND Hà Nội và ông Nguyễn Quốc Hùng phó Chủ tịch UBND Hà Nội thử trải nghiệm trên xe buýt nhanh BRT. (Ảnh Chí Duy)

Đây là tuyến buýt nhanh đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào hoạt động và sẽ chạy riêng ở làn ngoài cùng, giáp với dải phân cách. Các phương tiện khác sẽ bị hạn chế đi vào làn ưu tiên này.

Người dân sẽ được làm quen và sử dụng miễn phí buýt nhanh BRT một tháng. Sau khi hết thời gian một tháng giá vé để sử dụng loại hình buýt mới này là 7.000 đồng/lượt, sử dụng loại vé xe như xe buýt thông thường. Vé tháng được chia làm 3 mức; Ưu tiên 55.000 đồng, không ưu tiên 100.000 đồng và tập thể 70.000 đồng/tháng.

Trong lần đầu tiên chạy thử nghiệm (29/12) giờ cao điểm với chặng đường 14 km, xe buýt nhanh đi hết 56 phút. Tốc độ này ngang với xe buýt truyền thống ở Hà Nội.

Dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội.

Tuyến Xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 01 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 01 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 01 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m.

Lộ trình cụ thể như sau:

Điểm đầu: Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối: bến xe Kim Mã với 21 nhà chờ: Bến xe Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Thành Công - Vũ Ngọc Phan - Hoàng Đạo Thúy - Nguyễn Tuân - Khuất Duy Tiến - Lương Thế Vinh - Trung Văn - Cầu qua sông Nhuệ - CTY GCT - Vạn Phúc - Nghĩa trang Vạn Phúc - Khu đô thị Dương Nội - Tập đoàn Nam Cường - Cầu La Khê - Khu đô thị ParkCity - Chùa La Khê - Khu đô thị Văn Phú - chợ Văn La - Ba La - Bến xe Yên Nghĩa.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.