Hà Nội đẩy nhanh thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường trục phía nam

UBND TP Hà Nội đang chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện liên quan tập trung thực hiện Dự án đầu tư xây dựng trục đường phía Nam. Có thể nói đây là một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất của Thủ đô nối liền trung tâm Hà Nội, kết nối với nhiều quận, huyện phía Nam thành phố như quận Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên.

UBND TP Hà Nội đang chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện liên quan tập trung thực hiện Dự án đầu tư xây dựng trục đường phía Nam. Có thể nói đây là một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất của Thủ đô nối liền trung tâm Hà Nội, kết nối với nhiều quận, huyện phía Nam thành phố như quận Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên. Trong tương lai khi tuyến đường hoàn thành sẽ nối từ đường Vành đai 3 đoạn từ Nguyễn Xiển đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, với lượng xe cộ đi lại sẽ rất đông.

Theo UBND TP Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BT, việc triển khai thực hiện đã kéo dài nhiều năm, quá trình triển khai có nhiều vướng mắc, khó khăn, phức tạp cần tháo gỡ để hoàn thành dự án đầu tư. Để tiếp tục triển khai dự án đầu tư, các sở, ngành thành phố, đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng.

UBND thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện ngay thủ tục ký phụ lục Hợp đồng BT, gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư, làm cơ sở để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đầu tư.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải rà soát Hợp đồng BT, trên cơ sở đó yêu cầu Nhà đầu tư, Doanh nghiệp Dự án bàn giao diện tích đất xây dựng trường học theo quy hoạch cho UBND quận Hà Đông, UBND huyện Thanh Oai để đầu tư xây dựng trường học, giải quyết tình trạng thiếu các trường học công lập tại các địa phương.

UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các đơn vị có liên quan rà soát,  tổng hợp các vấn đề còn tồn tại, làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, yêu cầu các đơn vị thống nhất và có văn bản cam kết, phân định rõ trách nhiệm pháp lý của đơn vị làm đầu mối ký kết hợp đồng BT, làm việc với các sở, ngành thành phố xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ theo nội dung kiến nghị, kết luận thanh tra, kiểm toán (các khoản tiền  phải nộp vào ngân sách), trong việc triển khai dự án đầu tư BT, dự án đầu tư đối ứng; trên cơ sở đó, làm căn cứ để: Sở Tài chính xác định năng lực tài chính của Nhà đầu tư khi phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; chủ trì rà soát việc gia hạn quyết định cho phép đầu tư 03 Dự án đối ứng, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố việc gia hạn (nếu cần) theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư  tại Văn bản số 71/BC-KHĐT ngày 07/02/2024. (3 Dự án đối ứng là Khu đô thị Thanh Hà A, Khu đô thị Thanh Hà B, Khu đô thị Mỹ Hưng).

Về quy mô dự án đầu tư, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các ngành nghiên cứu, xem xét việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mặt cắt đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây giai đoạn 2 đảm bảo quy mô hoàn chỉnh (06 làn xe, đồng bộ giai đoạn 1) nhằm giảm tải giao thông cho các tuyến đường cửa ngõ phía Nam thành phố, kết nối phù hợp tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; hoàn chỉnh lại Hồ sơ điều chỉnh đề xuất Dự án đầu tư BT.

Về thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên  quan rà soát, xác định chính xác theo quy định của pháp luật, đồng thời không  để phát sinh vấn đề khiếu kiện phức tạp.

UBND thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất; xác định giá trị quỹ đất đã thanh toán cho Nhà đầu tư, căn cứ quyết định điều chỉnh quy hoạch các quỹ đất đối ứng của cấp có thẩm quyền, tham mưu báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh quyết định tính tiền sử dụng đất, đôn đốc nhà đầu tư nộp bổ sung đầy đủ tiền sử dụng đất (nếu có) theo quy định, tránh thất thoát ngân sách.

Đặc biệt, UBND thành phố kiên quyết giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Oai kiểm tra, rà soát, có biện pháp giải quyết xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng tại các khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B; trên cơ sở đó xem xét đề xuất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở theo quy đinh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các hộ dân; đề xuất báo cáo UBND thành phố các nội dung vượt thẩm quyền.

Yêu cầu các đơn vị thực hiện hoàn thành các nội dung chỉ đạo trước ngày trong tháng 5/2024. 

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.