Hà Nội: Giá trông giữ phương tiện đã tăng lên gấp 3-5 lần so với quy định

Mặc dù từ 01/01/2018, mức giá trông giữ phương tiện mới tăng, tuy nhiên nhiều người dân phản ánh, tại nhiều bãi trông giữ phương tiện, chủ bãi đã tự ý tăng lên gấp đôi, gấp 3, thậm chí gấp 5 lần so với mức giá quy định.

Tại kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hà Nội khóa XV đã thông qua nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung quy định thu phí tạm thời sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn. Mức phí sẽ tăng khoảng 300% đối với các tuyến cần hạn chế, hầu hết nằm trên 12 tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm.

Khu vực này sẽ tăng từ 80.000 lên 240.000 đồng/m2/tháng sử dụng lòng đường trông giữ ô tô; từ 45.000 lên 135.000 đồng/m2/tháng đối với trông giữ xe máy. Ngoài ra, các khu vực tính từ trung tâm Thành phố đến vành đai 3 cũng sẽ được điều chỉnh tăng từ 60.000 lên 150.000 đồng/m2/tháng đối với các tuyến phố từ vành đai 1 đến đô thị lõi.

ha noi gia trong giu phuong tien da tang len gap 3 5 lan so voi quy dinh

Một điểm trông giữ xe tại trung tâm quận Hoàn Kiếm.

Với quyết định thông qua dự thảo, việc tăng phí vỉa hè lòng đường lên gấp 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng phương tiện. Bởi lẽ, những khu vực tăng nhiều nhất nằm trong nội đô, mà đây lại là khu vực tập trung đông dân cư, mật độ phương tiện lớn, nhiều cơ quan, ban ngành nằm ở khu vực này nên không có nhiều sự lựa chọn cho người dân gửi xe khi đi vào khu vực nội đô.

Theo khảo sát của PV Báo điện tử Infonet,hiện nay, giá trông giữ phương tiện ở trong khu vực nội thành không có sự thống nhất chung, mỗi nơi thu một giá khác nhau. Tại nhiều bãi đỗ xe ở khu vực hồ Hoàn Kiếm và phố cổ, mặc dù treo biển: "Bãi trông xe phục vụ khách tham quan phố đi bộ" nhưng lại thu giá cao hơn gấp đôi.

ha noi gia trong giu phuong tien da tang len gap 3 5 lan so voi quy dinh

Nhiều người dân phản ánh, mặc dù tại điểm trông giữ xe có niêm yết mức giá cụ thể cho từng loại xe, nhưng khi thu phí của khách chủ bãi trông giữ phương tiện thường tăng thu gấp đôi, gấp 3 lần, thậm chí có chỗ tăng gấp 5 lần so với mức giá quy định.

Khảo sát của PV cho thấy, hiện có nhiều bãi trông giữ xe ở xung quanh khu vực Hoàn Kiếm như trước cung thiếu nhi (đường Lý Thái Tổ), bãi đỗ xe đối diện 11 Hàng Gai,... phí trông xe máy với giá 5.000 đồng/lượt. Một số bãi trông xe khác như bãi đỗ ngay sau nhà bát giác tượng đài Lý Thái Tổ, bãi đỗ xe đối diện khách sạn Metropole... đều thu phí 10.000 đồng/lượt xe máy.

Điều đáng nói là các bãi trông giữ xe niêm yết giá vé 3.000 đồng/lượt nhưng đều thu trực tiếp từ khách vượt khung này từ 5.000-10.000 đồng/lượt.

ha noi gia trong giu phuong tien da tang len gap 3 5 lan so voi quy dinh

Mặc dù giá vé niêm yết là 3.000 đồng/lượt đối với xe máy nhưng các bãi trông giữ xe đều thu vượt phí từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/lượt.

Thậm chí, những bãi đỗ xe tự phát vào cuối tuần tại khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, giá trông giữ là 30.000 đồng/lượt xe máy; các bãi trông giữ xe của người dân tự mở tại Đinh Liệt, Hàng Bạc cũng có giá từ 20.000-30.000 đồng/lượt xe máy. Điều này cho thấy, hiện giá trông giữ xe tại Hà Nội về mặt bằng chung đang rất cao.

Nếu phí vỉa hè, lòng đường tăng lên gấp 3 như UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt áp dụng từ ngày 1/1/2018, cụ thể mức giá trông giữ phương tiện trên lòng đường, hè phố mới là: Xe máy tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/xe/lượt; ô tô tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/xe/lượt. Có những khu vực mức giá trông xe tháng sẽ tăng từ 1.700.000 đồng lên 2.600.000 đồng/ô tô/tháng. Với mức tăng giá như trên thì giá trông giữ các phương tiện ô tô, xe máy sẽ tiếp tục tăng, điều này sẽ tác động trực tiếp đến người dân.

Nhiều người dân khi nghe tin này cho rằng, phí vỉa hè lòng đường tăng lên gấp 3 lần ắt sẽ kéo theo giá trông giữ cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, trên thực tế, giá gửi xe máy hiện đã tăng lên 5.000 - 10.000 đồng/lượt, dù theo quy định giá chỉ từ 3.000 đồng/lượt. Như vậy, người chủ phương tiện là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng thu phí này.

Theo chủ một bãi trông giữ xe tại quận Đống Đa cho biết, việc tăng mức phí trông giữ phương tiện lên gấp 3 những bãi trông giữ phương tiện cũng buộc phải tăng giá các phương tiện gửi lên theo, và người dùng phương tiện là người phải chịu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.