Hà Nội nên dừng buýt nhanh, đầu tư... đường sắt đô thị?

Chuyên gia giao thông cho rằng nên dừng việc mở thêm buýt nhanh ở Hà Nội và dồn tiền cho đường sắt đô thị.
 
ha noi nen dung buyt nhanh dau tu duong sat do thi
Hà Nội sẽ mở thêm tuyến buýt nhanh Kim Mã - Hòa Lac. Ảnh: Đoàn Lê

Chắc chắn mở thêm tuyến buýt nhanh

Ngày 31/12, buýt nhanh BRT 01 chính thức đi vào hoạt động ở Hà Nội. Đây là phương tiện vận tải công cộng được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Trước khi buýt nhanh chạy trên đường, rất nhiều chuyên gia giao thông và người dân đã bày tỏ ý kiến trái chiều về tính khả thi và hiệu quả về loại hình vận tải này. Một tuần chạy thử đã trôi qua, buýt nhanh vẫn đang trong giai đoạn... rút kinh nghiệm.

Ngày 6/1, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay TP đã nhận được đề xuất mở tuyến buýt nhanh số 02 của Tổng công ty vận tải Hà Nội, lộ trình Kim Mã- Hòa Lạc. Ông Hùng cũng khẳng định TP chắc chắn sẽ có quyết định đầu tư, mở tuyến BRT 02 từ kinh nghiệm tuyến 01.

Về việc rút kinh nghiệm, trả lời báo chí, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu ý kiến người dân và chuyên ra để điều chỉnh những bất cập trong quá trình sử dụng BRT.

Thống kê của Xí nghiệp buýt nhanh BRT (Transerco) cho thấy, tính đến hết ngày 6/1, lượng hành khách sử dụng xe buýt nhanh BRT 01 tuyến Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đã đạt con số trên 65.000 lượt khách.

ha noi nen dung buyt nhanh dau tu duong sat do thi
Chuyên gia giao thông cho rằng nên dừng buýt nhanh và đầu tư đường sắt đô thị. Ảnh: Đoàn Lê

Không nên mở thêm buýt nhanh?

Liên quan đề xuất mở thêm tuyến buýt nhanh, PV đã có trao đổi với TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT. TS Thủy cho rằng việc mở thêm tuyến buýt (nếu có) thì cần nhiều thời gian để tổng kết, rút kinh nghiệm về việc hiệu quả đầu tư, phương án, tổ chức giao thông từ truyến BRT 01.

"Một tuyến buýt nhanh đầu tư cả ngàn tỷ đồng thì phải xem lộ trình mở tuyến phù hợp không? Phải thông qua hội đồng xét duyệt với sự tham gia của các nhà khoa học và lấy ý kiến của nhân dân chứ không phải muốn là mở", TS Thủy nói.

Ông Thủy cũng cho rằng, tạm thời Hà Nội nên dừng mở thêm các tuyến buýt nhanh và tập trung vốn xây đường sắt đô thị. "Mở buýt nhanh chi phí nhiều mà không hơn buýt thường bao nhiêu trong khi gây thêm tắc đường".

Về hiệu quả của buýt nhanh khoảng một tuần qua, ông Thủy nhận định con số 65.000 khách/6 ngày là không hiệu quả. Lý do là vì buýt nhanh đang miễn phí và có thể đạt được 5.000 khách/h chứ không phải là 10.000/ngày.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP sẽ triển khai 8 tuyến xe buýt nhanh (BRT) gồm:

1. Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa, dài 14 km

2. Ngọc Hồi - Phú Xuyên (đi theo Quốc lộ 1 cũ), dài 27 km.

3. Sơn Đồng - Ba Vì, dài 20 km

4. Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên, dài 15 km.

5. Gia Lâm - Mê Linh (vành đai 3), dài 30 km.

6. Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - Quốc Lộ 5 - Lạc Đạo (vành đai 4), dài 53 km.

7. Ba La - Ứng Hòa dài 29 km.

8. Ứng Hòa - Phú Xuyên, dài 17 km.

Một số tuyến đường sắt đô thị khi chưa xây dựng có thể sử dụng hình thức xe buýt nhanh: Tuyến số 4, số 8 và tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.