Hà Nội: Nhiều khách sạn tại khu trung tâm thành phố vẫn chưa hoạt động trở lại

Theo Savills, cách li xã hội cùng với việc đóng cửa du lịch quốc tế đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của thị trường khách sạn trong quí II. Hai khách sạn 4 sao và 8 khách sạn 3 sao, chủ yếu ở khu vực trung tâm vẫn tiếp tục đóng cửa.

Báo cáo Tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm của Savills cho thấy, tính đến hết quí II, thị trường khách sạn Hà Nội ghi nhận khoảng 9.950 phòng, ổn định theo quí và theo năm với 16 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao và 31 khách sạn 3 sao. 

Nhiều khách sạn tại khu trung tâm Hà Nội vẫn chưa hoạt động trở lại - Ảnh 1.

(Nguồn: Savills Việt Nam)

Theo Savills, cách li xã hội cùng với việc đóng cửa du lịch quốc tế đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của thị trường khách sạn trong quí. Hai khách sạn 4 sao và 8 khách sạn 3 sao, chủ yếu ở khu vực trung tâm vẫn tiếp tục đóng cửa. 

Công suất khách sạn 3 - 5 sao là 21%, giảm 23 điểm % theo quí và 52 điểm % theo năm, giá phòng trung bình giảm 14% theo quí và 24% theo năm, xuống còn 85 USD/phòng/đêm.

Đáng chú ý, trong quí II, phân khúc khách sạn 5 sao dẫn đầu thị trường với công suất 25% và doanh thu phòng trung bình là 27 USD/phòng/đêm. 

Khách dài ngày và khách công tác tiếp tục là nguồn khách chính của phân khúc này. 

Sự thiếu vắng khách du lịch dẫn tới hàng loạt các điểm tham quan và khách sạn phải đóng cửa trong tháng 4, doanh thu phòng trung bình khu vực trung tâm giảm 71% theo quí và 84% theo năm. Còn khu vực nội thành giảm 59% theo quí và 80% theo năm. 

Khu vực phía Tây có doanh thu phòng giảm 51% theo quí và 72% theo năm, xuống mức 29 USD/phòng/đêm.

Mặc dù vậy, theo Savills, lượng khách du lịch đang có những dấu hiệu tích cực, hàng không nội địa cũng đang phục hồi.

Đơn vị này dự báo, trong nửa cuối năm 2020, hai khách sạn 5 sao, một khách sạn 4 sao và một khách sạn 3 sao cung cấp hơn 800 phòng sẽ đi vào hoạt động. Giai đoạn 2021 - 2022, 8 dự án mới sẽ đóng góp thêm 1.550 phòng. 

Từ năm 2022 trở đi, 47 dự án cung cấp 8.500 phòng được kì vọng sẽ đi vào hoạt động. 

Phân khúc 5 sao sẽ chiếm ưu thế nguồn cung tương lai với 27 dự án với hơn 7.200 phòng, hầu hết nằm ở khu vực nội thành.

Savills cũng đưa ra nhận định, cho tới khi các chuyến bay quốc tế được mở cửa trở lại, khách du lịch Việt Nam sẽ chỉ có thể du lịch nội địa. 

Theo Google, châu Á - Thái Bình Dương, lượt tìm kiếm các chuyến bay nội địa trong quí II đã tăng 85% so với cùng kì năm ngoái. 

Khách sạn 4 - 5 sao sẽ được hưởng lợi nhiều nhờ vào những chương trình quảng bá và ưu đãi nhằm thu hút khách du lịch nội địa với những trải nghiệm dịch vụ chất lượng. Du lịch chăm sóc sức khỏe đang dần phổ biến. 

Còn theo đánh giá của Global Wellness Institute (GWI), chi tiêu du lịch cho loại hình này dự báo đạt 919 tỉ USD vào năm 2022 cùng với mức tăng trưởng bình quân 7,5% mỗi năm. 

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo có tăng trưởng cao nhất đạt 13% mỗi năm lên mức 251,6 USD vào năm 2022. 

Trong đó, Việt Nam có tiềm năng lớn cho du lịch chăm sóc sức khỏe, bởi các chuyến đi trung bình tăng 22,8% mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2017.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.