Hà Nội sắp rót hơn 740 tỷ làm đường Lê Quang Đạo kéo dài, nối vị trí quy hoạch dự án của Vingroup với KĐT Dương Nội

Bên cạnh những trục giao thông huyết mạch đã và đang xây dựng, tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài dự kiến khởi công từ năm 2022 đang được giới đầu tư kỳ vọng tạo đột phá với tiềm năng tăng giá bất động sản khu vực phía tây Thủ đô.

Nhiều năm qua, khu vực phía tây Hà Nội đang dần "lột xác" khi được đẩy mạnh đầu tư mạng lưới tiện ích xã hội và cơ sở hạ tầng với việc hình thành loạt tuyến giao thông huyết mạch như vành đai 4, đại lộ Thăng Long, vành đai 3 – Khuất Duy Tiến, Tố Hữu – Lê Văn Lương,…

Đặc biệt là khi tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đang được xúc tiến triển khai, định hướng không chỉ là tuyến đường chính của khu vực mà còn là trục giao thông quan trọng của thủ đô.

Khởi công đường Lê Quang Đạo kéo dài, đoạn từ ĐL Thăng Long đến KĐT Dương Nội từ 2022, nhiều dự án hưởng lợi - Ảnh 1.

Hướng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài từ đại lộ Thăng Long đến vành đai 4 dài khoảng 6 km. (Nguồn: VietPalm).

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài từ đại lộ Thăng Long đến vành đai 4 dài gần 6 km, bề rộng 40 m, gồm 6 làn xe nối từ nút giao đại lộ Thăng Long đi qua Mễ Trì, Đại Mỗ, Dương Nội, và giao cắt với đường 70 đoạn hướng về ngã tư Vạn Phúc. Đến nay, dự án đã hoàn thiện đoạn từ đường Lê Trọng Tấn (vành đai 3,5) qua khu đất dịch vụ Dương Nội.

Tháng 9 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND thành phố đề nghị cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài, đoạn từ đại lộ Thăng Long đến Khu đô thị Dương Nội.

Dự kiến sau hoàn thành, tuyến đường kéo dài này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của người dân từ khu vực Hà Đông đến trung tâm Mỹ Đình, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực theo quy hoạch được duyệt, giúp giảm tải tuyến đường Tố Hữu, Nguyễn Trãi và khu vực Cầu Đôi, kết nối nhanh chóng khu vực phía tây với trung tâm thành phố.  

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm đến đường Ngô Thì Nhậm kéo dài, quận Hà Đông) dài khoảng 2,95 km, mặt cắt ngang rộng 40 m. Điểm đầu tại điểm giao giữa đường Lê Quang Đạo và đại lộ Thăng Long, điểm cuối giao với ranh giới Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.

Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 740,7 tỷ đồng, trong đó, ngân sách quận Nam Từ Liêm bố trí hơn 370 tỷ đồng, phần còn lại là ngân sách TP Hà Nội.

Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022-2025. Chủ đầu tư dự án là UBND quận Nam Từ Liêm.

Khởi công đường Lê Quang Đạo kéo dài, đoạn từ ĐL Thăng Long đến KĐT Dương Nội từ 2022, nhiều dự án hưởng lợi - Ảnh 2.

Đường Lê Quang Đạo kéo dài đoạn hết địa bàn Nam Từ Liêm đến KĐT Dương Nội (đoạn giao cắt với đường Ngô Thì Nhậm kéo dài và Công viên Thiên văn học). (Ảnh: Hạ Vũ).

Theo quy hoạch, đường Lê Quang Đạo kéo dài chạy gần song song với đường Tố Hữu. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp giảm tải cho đường Tố Hữu khi lưu lượng phương tiện hướng về Mỹ Đình rất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt khu đô thị phía tây Hà Nội được lợi.

Hiện trên trục đường Lê Quang Đạo kéo dài đã mọc lên hàng loạt dự án chung cư, khu đô thị như Louis City Đại Mỗ, Anland Lakeview, Khu đô thị Dương Nội, An Hưng, An Phú Shopvilla, FLC Premier Parc,...

Một dự án khác cạnh tuyến đường kéo dài này là Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long của Tập đoàn Vingroup, nằm ở nút giao đại lộ với đường Lê Quang Đạo. Dự án có diện tích 74,23 ha, thuộc địa phận các phường Mễ Trì, Phú Đô và Trung Văn. Hiện khu đất xây dựng dự án đã được chuyển tiếp trong kế hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội sắp rót hơn 740 tỷ làm đường Lê Quang Đạo kéo dài, nối vị trí quy hoạch dự án của Vingroup với KĐT Dương Nội - Ảnh 3.

Vị trí Khu đô thị Nam Đại lộ Thăng Long (phần màu vàng), dự kiến đường Lê Quang Đạo kéo dài đi qua. (Ảnh: Hạ Vũ).

Với hướng về đường Ngô Thì Nhậm kéo dài, các khu đô thị khác trên đường Tố Hữu cũng có thể được lợi về mặt giao thông khi tránh được ùn tắc trên đường Tố Hữu như Khu đô thị Văn Khê, Nam Cường Building.

Còn hướng về vành đai 4, đường Lê Quang Đạo kéo dài cũng giúp kết nối các khu đô thị như The Spark Dương Nội, Xuân Mai Complex.

Theo Savills Việt Nam, những dự án về cơ sở hạ tầng như đại lộ Thăng Long, đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, tuyến metro số 2A, số 3, đường vành đai 3.5 hay các tuyến đường mở rộng về phía tây kết nối với các quận trung tâm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá trị bất động sản khu vực phía tây.

Đơn vị tư vấn này cho biết riêng đối phân khúc căn hộ bán, khu vực phía tây duy trì nguồn cung sơ cấp lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy chiếm 44% nguồn cung sơ cấp. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện chất lượng là những động lực chính thúc đẩy sự bùng nổ của khu vực này.

Giá sơ cấp tại hai quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm đã tăng 10%/năm kể từ 2017; giá sơ cấp ở quận Cầu Giấy đã tăng 17% mỗi năm. Khu vực phía tây  được dự báo sẽ vẫn tiếp tục dẫn đầu nguồn cung tương lai với 26.300 căn từ 29 dự án, chiếm 29% nguồn cung tương lai. 81% nguồn cung sẽ là căn hộ hạng B, tiếp theo là căn hộ hạng A với 16%.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.