Hà Nội dự chi hơn 13.600 tỷ mở rộng quốc lộ 6 và đường nối Đại lộ Thăng Long với cao tốc đi Hòa Bình

Trong giai đoạn 2022-2027, Hà Nội dự kiến triển khai đầu tư tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình với vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai khoảng 8.113 tỷ đồng.

Tháng 9 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND thành phố đề nghị cho ý kiến, phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có dự án cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình và dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai.

Hà Nội cho biết đầu tư tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình theo quy hoạch từng bước hoàn chỉnh toàn bộ đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; phát triển mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía tây và tây nam, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía tây và kết nối với tuyến đường Hồ Chí Minh.

Hà Nội dự chi hơn 13.600 tỷ mở rộng quốc lộ 6 và đường nối Đại lộ Thăng Long với cao tốc đi Hòa Bình  - Ảnh 1.

Đầu cao tốc Hà Nội - Hòa Bình. (Ảnh: VTC News).

Tuyến đường sau khi hoàn thành cũng sẽ cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối với các tỉnh phía tây và tây nam với Thủ đô; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; là động lực phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía tây.

Công trình theo quy hoạch dài khoảng 6,7 km, điểm đầu Km0+00 giao cao tốc Đại Lộ Thăng Long với quốc lộ 21, điểm cuối Km6+700 giao điểm đầu đường cao tốc Hà Nội - Hoà Bình. 

Xây dựng đường cao tốc đô thị với quy mô 6 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên với hai làn xe cơ giới mỗi bên; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng, tổ chức giao thông,... đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Dự án thuộc nhóm A, tổng mức đầu tư dự kiến 5.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố bố trí 3.500 tỷ đồng, còn lại là ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Ngân sách thành phố đảm bảo phần còn lại của dự án sau khi trừ đi phần nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ được cấp có thầm quyền phê duyệt.

Tuyến đường sẽ đi qua địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội, thời gian thi công trong giai đoạn 2022 – 2026. Chủ đầu tư dự án Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội.

Hà Nội sắp triển khai đầu tư hai tuyến đường chục nghìn tỷ kết nối giao thông phía tây Thủ đô - Ảnh 1.

Quốc lộ 6 đoạn qua cầu Mai Lĩnh thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Trong khi đó, dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai theo quy hoạch dài khoảng 21,7 km.

Điểm đầu dự án tại Km14+0.0, địa phận Ba La, quận Hà Đông, điểm cuối tại KM38+000, kết thúc thị trấn Xuân Mai, tiếp giáp với huyện Lương Sơn, Hòa Bình (đã trừ đoạn qua trung tâm thị trấn Chúc Sơn từ Kml9+920 đến Km22+220).

Mặt cắt ngang đường rộng 60 m, thiết kế với tốc độ 80 - 100km/h. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 8.113 tỷ đồng, gồm 6.513 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, 1.600 tỷ đồng còn lại do ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022 - 2027. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.

Quốc lộ 6 qua địa bàn Hà Nội đoạn Ba La - Xuân Mai là một trong những tuyến đường quan trọng tại cửa ngõ phía tây Thủ đô, kết nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

Vào tháng 5 vừa qua, trong văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 18, HĐND thành phố khóa XV, Hà Nội cho biết quốc lộ 6 đoạn qua đi bàn thị trấn Chúc Sơn đã được UBND thành phố giao UBND huyện Chương Mỹ đầu tư cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.