Hà Nội: Tính phương án học qua truyền hình, THPT đến trường từ 9/3

Theo ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khối học sinh THPT của TP có thể đi học từ ngày 9/3; các cấp còn lại đi học từ ngày 16/3.

Sáng 2/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Cán sự đảng UBND TP, Ban chỉ huy phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP về công tác phòng chống dịch bệnh.

Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm còn rất lớn. Do vậy, các cấp ngành của TP không được chủ quan trong công tác phòng chống dịch.

Hà Nội: Tính phương án học qua truyền hình, THPT đến trường từ 9/3 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Đề cập đến thời gian cho khoảng 2 triệu học sinh toàn TP quay lại trường, ông Chung cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung thời gian năm học điều chỉnh. Theo đó, nếu đầu tuần sau (ngày 9/3), học sinh THPT đi học thì khi năm học kết thúc vẫn còn 3 tuần nữa mới thi đại học. Điều này đáp ứng đủ chương trình đã đề ra.

Đối với cấp học từ mầm non đến THCS, theo ông Chung nếu dịch bệnh vẫn được kiểm soát như hiện nay, cộng thêm yếu tố thời tiết ấm lên, thì có thể cho học sinh quay lại trường từ ngày 16/3.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Chung, việc sắp xếp lịch học nếu diễn ra như dự kiến chỉ trong trường hợp vẫn kiểm soát được dịch bệnh. Còn nếu tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, TP sẽ bàn bạc trước khi đưa ra các quyết định cụ thể.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Vương Đình Huệ - Bí thư Thành ủy Hà Nội - yêu cầu các trường học phải đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối khi học sinh quay lại trường. Cụ thể, từ nay đến đầu tuần tới, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch Covid-19, TP Hà Nội sẽ đưa ra quyết sách cụ thể.

Để đề phòng trường hợp xấu, tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ của học sinh, Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo TP làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị phương án dạy học qua truyền hình. Nếu ngành giáo dục có công nhận thời gian, kết quả học tập bằng hình thức này thì khi cần thiết sẽ sẵn sàng đưa vào thực hiện.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.