Hà Nội, TP HCM 'ách tắc': Sóng đầu tư bất động sản dồn về địa phương nào?

Nguồn cung sụt giảm, thị trường nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM đang rơi vào giai đoạn ách tắc, sóng đầu tư vì thế tiếp tục dồn về thị trường bất động sản tỉnh lẻ mới nổi.

Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung bất động sản TP HCM và Hà Nội đang sụt giảm mạnh. Sự khan hiếm hàng hóa thúc đẩy giá nhà tăng, nâng mặt bằng giá trung bình thị trường lên mức mới cao hơn trước đây. Mức giá sơ cấp trung bình toàn thị trường đạt 2.009 USD mỗi mét vuông, tăng 21,6% theo năm. Trong khi đó, phân khúc cao cấp tăng 52,9% theo năm, ở mức 4.569 USD mỗi mét vuông trong quí II/2019 nhờ sự tham gia của một số dự án hạng sang ở khu vực trung tâm.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP HCM, trong 9 tháng đầu năm 2019, TP HCM chỉ có duy nhất một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Xây dựng, chỉ có 5 dự án mới hình thành từ đầu năm đến nay.

Trước tình hình đó, nhiều chuyên gia đánh giá,  bất động sản ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM đang đứng trước nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt hành lang pháp lí xây dựng, cấp phép dự án mới.

Việc thành tra, kiểm tra, rà soát các dự án ngày càng gắt gao của chính quyền cũng khiến thị trường bất động sản khu vực Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Đồng Nai… giảm nhiệt. Theo đó, cơ hội sẽ dồn về các thị trường mới như Phú Yên, Bình Thuận, Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng yên, Hải Phòng… Đây sẽ là những điểm nóng bất động sản giai đoạn cuối năm 2019, đầu năm 2020.

Theo báo cáo thị trường bất động sản của Batdongsan.com.vn, quí III/2019 tiếp tục ghi nhận sự sôi động của nhiều thị trường tỉnh khu vực phía Bắc. Lượng tin đăng và mức độ quan tâm của người dùng ở các tỉnh thành này đều tăng mạnh.

Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hải Phòng là những thị trường có tốc độ tăng trưởng lượng tin đăng lớn nhất so với quí trước. Cụ thể, lượng tin đăng ở Vĩnh Phúc tăng 27%, Hưng Yên tăng 25% và Hải Phòng tăng 19%. Không chỉ dẫn đầu về lượng tin đăng, những tỉnh thành này cũng nằm trong top đầu về lượng tìm kiếm của người dùng. Mức độ quan tâm của người dùng tại Hải Phòng tăng 36%, Hưng Yên tăng 62%, Hòa Bình tăng 73%. Trong đó, khu đô thị Anh Dũng 5 (Hải Phòng), khu đô thị Ecopark (Hưng Yên), Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc) là những dự án được tìm kiếm nhiều nhất tại các thị trường tỉnh.

Đáng chú ý, Hòa Bình đang nổi lên là tỉnh có sự tăng trưởng lượng truy cập tìm kiếm bất động sản cao nhất trong số các tỉnh phía Bắc. Lượng tìm kiếm tại Hòa Bình tăng 73% so với quí trước. Người dùng tập trung tìm kiếm ở các khu vực là huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Tỉ lệ tăng trưởng tìm kiếm ở các khu vực trên lần lượt là 81%, 41% và 35%, với tâm điểm là đất thổ cư, đất trang trại.

Hà Nội, TP HCM 'ách tắc': Sóng đầu tư bất động sản dồn về địa phương nào? - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản tỉnh lẻ tăng nhiệt giai đoạn cuối năm. Ảnh minh họa.

Tại nhiều thành phố với sự xuất hiện nhiều dự án khu đô thị có qui mô lớn, thu hút mạnh mẽ giới đầu tư hứa hẹn sẽ là nơi lí tưởng để xây dựng các công trình dân sinh, mang diện mạo của một thành phố hiện đại.

Chính bởi điều đó, tại nhiều thị trường các tỉnh không chỉ có các doanh nghiệp bất động sản mà cả đội ngũ môi giới lẫn những người đầu tư nhỏ lẻ đều đang đổ dồn về các tỉnh tìm kiếm lợi nhuận, làm cung - cầu và giá nhà đất ở nhiều địa phương tăng đột biến.

Nhiều chuyên gia đã đúc kết những “yếu tố vàng” quyết định tới sự thành bại của một dự án bất động sản tại tỉnh lẻ gồm cơ sở hạ tầng, tiềm năng khai thác về du lịch hoặc khả năng hình thành khu đô thị, khu dân cư mới. Các dự án bất động sản tại khu vực tỉnh lẻ không chịu sức ép cạnh tranh quá lớn, đồng thời tính thanh khoản cao cũng là một điểm cộng. Quĩ đất lớn và những chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương cũng là một trong những yếu tố thu hút nhà đầu tư tìm kiếm những thị trường bất động sản tỉnh lẻ mới nổi.

Theo khảo sát, sản phẩm đất nền tại các tỉnh lẻ sẽ vẫn là sản phẩm chủ đạo dẫn dắt thị trường bất động sản. Ngoài ra, thị trường các tỉnh lẻ còn đón nhận thêm sản phẩm căn hộ là nhà ở xã hội nhờ phát triển các khu công nghiệp.

Việc “đánh bắt xa bờ” tuy mở ra cơ hội mới mẻ, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, nếu nhà đầu tư không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản vẫn có thể gặp rủi ro, thậm chí thất bại, thua lỗ.

Để hạn chế tối đa rủi ro khi đầu tư bất động sản tỉnh lẻ, nhà đầu tư cần phải cân nhắc tiềm lực tài chính. Bởi khi đầu tư vào các dự án bất động sản tỉnh lẻ qui mô lớn, thời gian phát triển dài thì nhà đầu tư phải chủ động được dòng vốn, nếu chỉ sử dụng đòn bẩy tài chính thì rủi ro rất cao.

Bên cạnh đó, muốn đầu tư bất động sản tỉnh lẻ, nhà đầu tư phải tìm hiểu kĩ thị trường. Tránh tình trạng ồ ạt đổ về địa phương khiến bất động sản tại đó phát triển quá nóng, lượng cung quá lớn trong khi nhu cầu mua thực không nhiều, dẫn đến thất bại, nguy cơ chôn vốn cao.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.