Thị trường bất động sản: Năm 2020 sẽ đầy thách thức!

Năm 2019, nguồn cung bất động sản tại khu vực TP HCM sụt giảm, Hà Nội lại tăng trưởng. Tính đến tháng 9/2019, dòng tiền FDI đổ vào thị trường đạt 2,5 tỉ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo năm 2020, nhà đất sẽ gặp nhiều thách thức.

Phát biểu tại hội thảo thường niên "Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản lần 3/2019", bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, nhìn vào chiều dài lịch sử chu kỳ của bất động sản (BĐS) Việt Nam có thể thấy: Giai đoạn 2007 – 2008, thị trường bất động sản đạt đỉnh, nền kinh tế thịnh vượng; giới đầu cơ thống lĩnh thị trường.

Thị trường bất động sản: Năm 2020 sẽ đầy thách thức! - Ảnh 1.

"Phân khúc căn hộ trung cấp có sự tăng trưởng tốt, giúp duy trì cân bằng cho thị trường; tỉ lệ lạm phát và lãi suất cho vay được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định" - Bà Dương Thuỳ Dung nhận định

Đến năm 2009, kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều bất ổn. Từ đó, thị trường BĐS cũng bị ảnh hưởng theo và các nhà đầu tư cũng quay lưng. Tuy nhiên, đến năm 2013-2014, nền kinh tế bắt đầu hồi phục, giúp BĐS dần được sống lại.

Lúc này, các doanh nghiệp đưa ra thị trường nhiều sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Từ đó, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2015-2016 với nhiều sản phẩm cao cấp và xuất hiện nhiều nhà đầu tư đến từ nước ngoài.

Cũng theo giám đốc cao cấp CBRE Việt Nam, đến năm 2018-2019, thị trường BĐS trở nên cân bằng, nhiều chủ đầu tư trong nước kinh nghiệm hơn và tiềm lực tài chính mạnh hơn, người mua nhà cũng tự tin hơn.

Nhưng nhìn chung trong 9 tháng năm 2019, nguồn cung chào bán tại TP HCM sụt giảm, đạt 21.619 căn, giảm 3%; trong khi đó, tại Hà Nội thì nguồn cung lại đạt 26.800 căn, tăng tới 37% nguồn cung chào bán mới.

Bà Dung cho rằng, tỉ lệ lạm phát và lãi suất cho vay được kiểm soát và duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, nhìn tổng quan thị trường thì nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng trưởng ổn định. Trong đó, phân khúc căn hộ trung cấp có sự tăng trưởng tốt và giúp duy trì cân bằng cho thị trường trong suốt thời gian qua.

“Hiện nay, bối cảnh kinh tế có sự tăng trưởng ổn định, Việt Nam có mức tăng trưởng GDP thuộc hàng nhanh nhất trong khu vực; GDP theo đầu người ước tính năm 2019 đạt 2.720 USD (tăng 7.7%); tổng FDI (9 tháng năm 2019) đạt hơn 25 tỉ USD, trong đó FDI vào bất động sản hơn 2,5 tỉ USD, chiếm tới 10.6% tổng FDI và xếp thứ 2 sau ngành sản xuất…”, bà Dung cho hay.

Thị trường bất động sản: Năm 2020 sẽ đầy thách thức! - Ảnh 2.

Thị trường bất động sản: Năm 2020 sẽ đầy thách thức…!

Đánh giá cho năm 2020, bà Dung cho rằng sẽ có nhiều thách thức khi giá đất tăng nhanh khiến chủ đầu tư mới khó gia nhập thị trường. Cụ thể, giá nhà đất quận 1 được khảo sát dao động từ 10.000 – 50.000 USD/m2, khu vực quận 3 rơi vào khoảng 5.000 – 20.000 USD/m2.

Kèm theo đó, các vấn đề hạ tầng, ngập lụt, kẹt xe… hoạt động mua bán các dự án “ma” hay các tuyến metro số 1 và số 2 tiếp tục lùi tiến độ; thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp; luật thì chồng chéo, dự án địa ốc “bất động"… sẽ dẫn đến nhiều thách thức.

"Thị trường chậm nhưng không có bong bóng; nhu cầu ở cao và các gói vay thế chấp giúp cân bằng thị trường và sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2020”, bà Dương Thuỳ Dung lạc quan kết luận.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tiếp tục mở rộng ra khác khu vực lân cận để đa dạng hóa sản phẩm và các nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Đây sẽ là yếu tố giúp các doanh nghiệp gia tăng về tiềm lực tài chính.

Thị trường bất động sản: Năm 2020 sẽ đầy thách thức! - Ảnh 3.

Nhiều nhà đầu tư ngao ngán đất nền do nguồn vốn bị “đóng băng” theo… đất

Nói về chứng khoán BĐS, ông Phương cho rằng, sắp tới các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng vốn để phát triển các dự án trong tương lai. “Linh động và đa dạng sản phẩm đã niêm yết đa phần là doanh nghiệp lớn vẫn đi tìm dự án, quỹ đất để phát triển liên tục chứ không dừng. Đây là yếu tố cân nhắc để bỏ vào cổ phiếu của họ”, ông Phương đánh giá.

Ông Phương cũng đưa ra những nhận định về các công ty bất động sản và cổ phiếu bất động sản. Thứ nhất, công ty bất động sản nhìn từ góc độ kết quả kinh doanh, mà theo ông Phương, biên lợi nhuận ngày càng hấp dẫn.

Chẳng hạn, doanh thu năm 2014 đạt 50.000 tỉ đồng, thì lợi nhuận ròng đạt khoảng 7.000 tỉ đồng và biên lợi nhuận ròng (RHS) khoảng 12%; trong 9 tháng năm 2019, doanh thu đạt khoảng 240.000 tỉ đồng, lợi nhuận ròng khoảng 35.000 tỉ đồng, biên lợi nhuận ròng khoảng 15,5%.

Để lý giải cho điều này, ông Trương Hiền Phương đưa ra dẫn chứng, nếu như vốn chủ sở hữu quí I/2011 nằm ở mức 43% thì đến quí III/2019 chỉ xuống mức 40%. Tương tự, vốn vay ngắn hạn, quí 1/2011 đạt 50% thì đến quí III/2019 mức này vẫn chỉ giảm xuống 48%...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.