Tính đến cuối quí III/2019, theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, ước tính Việt Nam có tổng cộng 442 dự án khách sạn 4 sao và 5 sao đang hoạt động, cung cấp tổng cộng 91,236 phòng.
Trong giai đoạn 2015 - quí III/2019, số lượng phòng của nhóm khách sạn 5 sao tăng mạnh ở mức trung bình 21% mỗi năm, trong khi nhóm khách sạn 4 sao chỉ tăng trung bình 9%.
Nguồn đồ hoạ: CBRE.
Dẫn đầu về nguồn cung phòng khách sạn cao cấp hiện là Đà Nẵng và Khánh Hòa (với khoảng 14.000 phòng ở mỗi địa phương, tốc độ tăng trưởng trên 19% mỗi năm trong giai đoạn 2015 - quí III/2019).
Tiếp theo là TP HCM và Hà Nội với nguồn cung khách sạn cao cấp lần lượt là 10,600 và 7,900 phòng, tuy nhiên tăng trưởng chỉ ở mức 2 - 4% mỗi năm trong giai đoạn 5 năm vừa qua.
Phú Quốc có sự tăng trưởng 36% mỗi năm và số phòng khách sạn cao cấp ở Phú Quốc đã này đã gần bằng nguồn cung ở Hà Nội.
Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh sản phẩm bất động sản du lịch bán bao gồm biệt thự du lịch và căn hộ du lịch, thị trường ở các thành phố du lịch trọng điểm đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới từ năm 2018 đến nay.
Cụ thể, nguồn cung tích lũy biệt thự du lịch tại ba thị trường chính là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Phú Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm lần lượt là 2,6%, 0,9% và 7,3% trong giai đoạn 2017 - quí III/2019 (so với mức tăng trung bình mỗi năm tương ứng trong giai đoạn 2015-2017 là 5,5%, 35% và 27%).
So sánh nguồn cung shophouse, shopvilla ven biểnbiển năm 2019. (Nguồn đồ hoạ: CBRE).
Tốc độ tăng trưởng của nguồn cung căn hộ du lịch cũng giảm mạnh trong giai đoạn sau 2017. Cụ thể, nguồn cung tại Khánh Hòa chỉ tăng trung bình 7%/năm so với mức 239% mỗi năm trong hai năm trước đó.
Chia sẻ về sự sụt giảm nguồn cung, ông Nguyễn Trọng Thức, Quản lý Cấp cao của CBRE Hotels Việt Nam cho rằng đó là sự cần thiết để thị trường có những bước điều chỉnh phù hợp sau giai đoạn tăng trưởng nóng, đặc biệt trong bối cảnh khung pháp lí của các sản phẩm nghỉ dưỡng bán đang cần được cải thiện để bắt kịp với đà tăng trưởng của thị trường.
Còn về xu hướng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam trong thời gian tới, ông Robert McIntosh, Giám đốc Điều hành của CBRE Hotels khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đưa ra nhận định: "Để tiếp tục duy trì tăng trưởng, các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ phải đa dạng hóa thị trường, cân nhắc cả những địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa quá phát triển như Nam Hội An, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng như đa dạng hóa loại hình sản phẩm và chuyên nghiệp hóa công tác quản lý vận hành".
Tuy nhiên, việc giảm nguồn cung mới tại các thị trường truyền thống cũng đi kèm với việc mở rộng tại các thị trường mới nổi trong năm 2019, đặc biệt là những địa phương gần TP HCM, Hà Nội như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận hoặc Hạ Long.
Tính đến hết tháng 9/2019, Phú Quốc và Hạ Long lần lượt có trên dưới 2,000 sản phẩm thuộc loại hình shophouse, shopvilla ven biển, với mức tiêu thụ đạt gần 90%.
Ngoài hình thức cho thuê bán lẻ, sản phẩm này còn có thể được sử dụng để làm khách sạn quy mô nhỏ (mini-hotel), nhờ đó đã thu hút nhiều đối tượng mua là những nhà đầu tư cá nhân đã có kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
Theo CBRE, một xu hướng mới khác là sự quan tâm của thị trường đối với loại hình khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe (wellness resort). Đây là một loại hình mới và được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Cũng theo CBRE, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục là thị trường trọng điểm trong kế hoạch mở rộng của các tập đoàn quản lý khách sạn. Không chỉ các tập đoàn nước ngoài như Accor, Marriott, Best Western, mà cả những thương hiệu hình thành ở Việt Nam như Lodgis, Sailing Club, Silk Path, Wink cũng đang tích cực tìm kiếm dự án mới để mở rộng thị phần.
Tại thị trường TP HCM, báo cáo của JLL cho thấy đã có 1.114 phòng được thêm vào nguồn cung khách sạn hiện tại của thành phố này. Tính đến tháng 9/2019, tổng nguồn cung khoảng 20.200 phòng.
JLL đưa ra dự đoán: Vào 2020, nguồn cung mới được dự đoán sẽ chậm lại do sự siết chặt quá trình phê duyệt dự án. Đến cuối năm 2021, nguồn cung toàn thành phố dự kiến sẽ đạt 22,000 phòng, trong đó 55,4% sẽ nằm ở phân khúc cao cấp.
Điều này đồng nghĩa với việc, trong quí IV/2019, năm 2020 và 2021, thị trường khách sạn tại TP HCM sẽ chỉ có thể tăng thêm 1800 phòng.
Còn tại Hà Nội, JLL dự đoán đến năm 2021, Hà Nội sẽ có hơn 20,400 phòng, với 59,8% trong số đó nằm trong phân khúc cao cấp.
Ở Đà Nẵng, nguồn cung khách sạn trong tương lai, giai đoạn 2019 - 2021, dự kiến sẽ được bổ sung khoảng 9.379 phòng, trong đó 81,8% dự kiến sẽ nằm trong phân khúc cao và trung cấp.
Nhà đất 16:49 | 19/11/2019
Nhà đất 12:43 | 19/11/2019
Nhà đất 07:49 | 18/11/2019
Nhà đất 21:49 | 14/11/2019
Kinh doanh 09:41 | 14/11/2019
Kinh doanh 20:19 | 11/11/2019
Nhà đất 20:00 | 08/11/2019
Nhà đất 08:32 | 06/11/2019