Hà Nội yêu cầu cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo thống kê từ UBND TP Hà Nội, gần 9 tháng năm, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện được 27.900 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 54,7% kế hoạch năm 2022.

Mặc dù Thành ủy, UBND TP Hà Nội quyết liệt trong chỉ đạo và đã có nhiều văn bản đốc thúc các quận huyện, sở ngành nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố vẫn đạt thấp và chưa đúng yêu cầu đặt ra.

Chính vì vậy, UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông thành phố; Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Hạ tầng kỹ thuật và Nông nghiệp thành phố; Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình dân dụng; Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội; các chủ đầu tư thực hiện vốn ngân sách nhà nước phải cam kết tiến độ thi công các công trình.

UBND TP Hà Nội cũng vừa tổ chức hội nghị về giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đâu tư công năm 2022 và năm 2021 kéo dài. Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị nêu trên có văn bản cam kết tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 gửi UBND TP (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp) để tổng hợp báo cáo UBND TP.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 9/9, UBND TP sẽ căn cứ vào thời hạn, khối lượng công việc của các đơn vị đã được cam kết bằng văn bản để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, đánh giá tiến độ và làm căn cứ để xác định năng lực cán bộ, cũng như tính chịu trách nhiệm của từng địa phương, đơn vị.

Việc cam kết tiến độ bằng văn bản có thể nói là động thái mạnh mẽ hơn để buộc các đơn vị thi công, chủ đầu tư có tinh thần, trách nhiệm cao hơn trong giải ngân vốn đầu tư công.

Thống kê từ UBND TP Hà Nội, gần 9 tháng năm, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện được 27.900 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 54,7% kế hoạch năm 2022.

Trong số đó, vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố thực hiện 11.800 tỷ đồng, giảm 6,5% và đạt 54,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp quận, huyện thực hiện 15.100 tỷ đồng, tăng 27,3% và đạt 54,3%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã, phường thực hiện 1.041 tỷ đồng giảm 16,9% và đạt 65,3% kế hoạch năm.

UBND TP Hà Nội đang chỉ đạo đẩy nhanh một số công trình trọng điểm như: Dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km với tổng mức đầu tư 32.900 tỷ đồng; dự án đường Vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở tổng chiều dài khoảng 5,1 km với tổng vốn đầu tư 9.459 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2): Khởi công tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng; dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 1.376 tỷ đồng. Dự án Hầm chui Lê Văn Lương - đường Vành đai 3 là 1 trong 6 dự án giao thông trọng điểm của TP Hà Nội có mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475 m…

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.