Trong thời gian tới đây, Đèo Cả dự kiến phát hành hơn 21,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ thực hiện là 100:7, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 215,4 tỷ đồng với ngày đăng ký cuối cùng là 8/6.
Giai đoạn 2023 - 2024, Giao thông Đèo Cả (HHV) dự kiến đầu tư gần 50.000 tỷ đồng làm các dự án như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Giao thông Đèo Cả vừa thông báo dự kiến vay CTCP Tập đoàn Đèo Cả (công ty mẹ) tối đa 300 tỷ đồng bằng hình thức tín chấp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư với thời hạn vay không vượt quá ngày 31/12/2025.
Sau gói XL01, liên danh Đèo Cả tiếp tục trúng thầu 2 gói thầu còn lại là XL02 và XL03 của cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn với tổng giá trị gần 11.000 tỷ đồng.
Trong giao dịch ngày 18/1, ông Phạm Đình Thắng đã chi hơn 120 tỷ đồng mua vào 9,5 triệu cổ phiếu HHV của Đèo Cả, sau giao dịch tỷ lệ sở hữu của ông Thắng tại Đèo Cả tăng từ 2,54% lên 5,62% vốn điều lệ, đồng thời chính thức trở thành cổ đông lớn của Đèo Cả.
Cuối năm 2022, Đèo Cả có tổng cộng 20.653 tỷ đồng dư nợ vay tài chính, cao gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu. Mặt khác, 80% tổng tài sản của công ty đang nằm ở các dự án BOT như hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân, tuyến cao tốc Bắc Giang – TP Lạng Sơn…
VCBS cho rằng Giao thông Đèo Cả còn nhiều dư địa mở rộng danh mục hạ tầng đầu tư nhờ lợi thế từ nhận chuyển giao các dự án BOT từ Tập đoàn Đèo Cả (công ty mẹ). Bên cạnh đó, dòng tiền dồi dào từ các trạm thu phí và mức độ sử dụng tài sản lưu động thấp giúp công ty còn nhiều dư địa để tham gia các gói thầu xây lắp.
Năm 2022, Hạ tầng Đèo Cả (HHV) lên kế hoạch lãi sau thuế 396 tỷ đồng, tăng 36% so với kết quả thực hiện năm 2021. Đây sẽ là mức lãi cao kỷ lục nếu doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu này.