Hải Dương: Hơn 1.100 tỷ đồng làm đường nối VĐ1 và đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vừa phê duyệt chủ trương đầu tư đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến tránh thị trấn Gia Lộc đoạn nối cầu Thống Nhất, quốc lộ 37 với đường vành đai I TP Hải Dương.

Hai công trình trên đều có mặt đường rộng 22 m, có dải phân cách, vỉa hè. Nguồn vốn đầu tư từ tiền sử dụng đất do đấu thầu một số dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024.

Theo Báo Hải Dương, đường tránh thị trấn Gia Lộc đoạn nối cầu Thống Nhất, quốc lộ 37 với đường vành đai I TP Hải Dương có chiều dài tuyến chính 4.627 m, tuyến nhánh 569 m, kinh phí 673 tỷ đồng. Tuyến đường khi hoàn thành sẽ giảm tải cho quốc lộ 37, hình thành tuyến kết nối giữa trung tâm huyện Gia Lộc với TP Hải Dương, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện Gia Lộc phát triển.

Đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua huyện Gia Lộc có chiều dài 5.851 m, vốn đầu tư trên 444 tỷ đồng. Quy mô gồm hai tuyến, trong đó tuyến phía bắc có điểm đầu giáp với huyện Bình Giang, điểm cuối tại quốc lộ 38B, đi qua xã Yết Kiêu và thị trấn Gia Lộc; đoạn tuyến phía nam có điểm đầu tại ranh giới quy hoạch khu công nghiệp Hoàng Diệu - Gia Khánh, nối đến đường gom giáp với huyện Tứ Kỳ, thuộc xã Hoàng Diệu.  

Việc đầu tư công trình đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ tăng liên kết vùng huyện, tỉnh, đáp ứng phát triển giao thương tại khu vực các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ.

Vào tháng 2/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã có kết luận về thực hiện dự án xây dựng đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ triển khai xây dựng đồng bộ đoạn tuyến qua huyện Gia Lộc.

Công trình đường tránh thị trấn Gia Lộc được thực hiện theo thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các công trình, dự án trọng điểm giao cho cấp huyện tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.