Hãng bay của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý trình Thủ tướng

Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án hãng hàng không Vinpearl Air đủ điều kiện kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư. Bộ cũng đồng ý đội bay của hãng có 6 tàu bay năm 2020, nhưng đến 2025 nên điều chỉnh còn 30 thay vì 36 chiếc.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, khẳng định dự án thành lập hãng hàng không Vinpearl Air của Công ty CP Hàng không Vinpearl Air đủ điều kiện kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.

vinpearl-air-tuyen-sinh-15659482036241039431334-crop-15659482941901224345883-2-15667966726841473586644

Bộ GTVT cho biết dự án hãng hàng không Vinpearl Air đủ điều kiện kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư. (Ảnh: Vinpearl Air).

Bộ GTVT cho biết hãng hàng không Vinpearl Air dự kiến khai thác vận chuyển hàng không thường lệ, vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lí với qui mô 36 tàu bay vào năm 2025, khai thác các đường bay quốc tế, nội địa. 

Dự án này không trái với quy hoạch phát triển doanh nghiệp vận chuyển hàng không mới và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, số lượng tàu bay tương ứng của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 là 255 máy bay và tăng lên 384 tàu bay vào năm 2025. Số liệu này được tính trên cơ sở thực tiễn khai thác của các hãng àng không Việt Nam trung bình là 250.000 khách/tàu bay/năm.

Bộ cho rằng đến năm 2020, quy mô đội tàu bay của Vinpearl Air dự định 6 chiếc là không trái với Quyết định 236/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, Bộ lưu ý, quy mô đội bay 36 chiếc vào năm 2025 của Vinpearl Air có khả năng vượt quá nhu cầu thị trường.

Trong trường hợp Vietnam Airlines thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cao, và các hãng hàng không thực hiện theo đúng kế hoạch đội tàu bay thì quy mô đội tàu bay của dự án Vinpearl Air nên ở mức 30 tàu bay vào năm 2025 là hợp lí.

Về mạng đường bay, Vinpearl Air dự kiến khai thác 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế cho đến năm 2025. Kế hoạch này được đánh giá là không trái với định hướng của Chính phủ. 

Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng hãng bay mới của tỉ phú Phạm Nhật Vượng cần xây dựng mạng đường bay dự kiến khai thác, cho phù hợp với năng lực của sân bay Tân Sơn Nhất với quy mô 30 tàu bay vào năm 2025.

Song song quy mô đội tàu bay, Bộ iao thông Vận tải cũng đề nghị Vinpearl Air cần bổ sung kế hoạch đỗ tàu bay qua các năm và đến 2025, vì sân bay căn cứ Nội Bài sẽ hết vị trí đỗ trong thời gian tới. Tân Sơn Nhất cũng không còn vị trí đỗ tàu bay, slot khai thác trong giai đoạn đến năm 2022 nên việc phải bố trí đội tàu bay đỗ qua đêm tại các cảng khác là điều cần tính đến.

hinh-2-1570177515293704590033

Buổi tư vấn tuyển phi công mới đây của Vinpearl Air tại TP HCM. (Ảnh: Thảo Phương).

Để chuẩn bị cho việc cất cánh vào giữa năm sau, mới đây, hãng bay Vinpearl Air của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã rầm rộ tổ chức tuyển phi công cho hãng bay tại TP HCM. Từ cuối tháng 8, những thông tin về đào tạo, tuyển dụng phi công của Vinpearl Air đã được tiết lộ.

Hãng bay này dự tính trong năm đầu tiên khai thác, số lao động là 600 người gồm 60 phi công, 120 tiếp viên... và đến năm 2024 số nhân sự là 2.250 người, gồm 346 phi công, 892 tiếp viên…

Ngoài việc thuê phi công nước ngoài từ các đối tác như Công ty ALG, Flight Crew International, Rishworth, Vingroup đang triển khai hệ thống các trường đào tạo nhân lực hàng không như Vin Aviation School, Vinpearl Air Aviation, Vin Uni giúp dự án Vinpearl Air tăng tính khả thi do chủ động được nguồn nhân lực đặc thù của hàng không.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.