Hàng chục triệu người đang chịu ảnh hưởng từ cơn bão cho vay ngang hàng ở Trung Quốc

Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu, người Trung Quốc đã chịu thiệt hại do sự sụp đổ của các chương trình cho vay ngang hàng. Cho vay ngang hàng là hình thức các doanh nghiệp, tổ chức thu hút tiền của nhà đầu tư, rồi cho các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân vay, với cam kết lợi nhuận cao.

Liu Yijia (hơn 40 tuổi) - chủ một công ty xuất khẩu ở Chiết Giang, Li Wei (hơn 20 tuổi) - giám đốc quan hệ công chúng ở Thâm Quyến và Feng Mei - giám đốc một doanh nghiệp nhà nước đã nghỉ hưu Giang Tô - dường như không có điểm chung nào.

Song họ có một điểm chung: Kiếm tiền từ các khoản đầu tư của bản thân. Điều không may là cả ba người đã phải chịu hậu quả từ sự sụp đổ của mô hình cho vay ngang hàng (P2P) trực tuyến và ủy thác đầu tư dành cho người giàu.

Cho vay ngang hàng là hình thức các doanh nghiệp, tổ chức thu hút tiền của nhà đầu tư, rồi cho các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân vay, với cam kết lợi nhuận cao. Người có tiền và cần tiền sẽ tìm đến nhau và giao dịch mà không qua ngân hàng nhờ ứng dụng hoặc web.

Năm 2017, Liu Yijia, Li Wei và Feng Mei cùng hàng triệu người gửi tiền tiết kiệm vào các chương trình đầu tư hứa hẹn lợi nhuận hàng năm lên tới hai con số. Với lãi suất tiền gửi 1,75% và lãi suất tài khoản thanh toán 0,3% một năm tại các ngân hàng truyền thống, chương trình tỏ ra cực kì hấp dẫn.

3 năm sau, họ không nhận bất kì khoản lãi nào, mà thậm chí mất trắng số vốn ban đầu.

Hậu quả đối với hàng chục triệu người từ cơn bão cho vay ngang hàng ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Hàng chục triệu nhà đầu tư Trung Quốc đã mất tiền tiết kiệm vì tham gia mạng lưới cho vay ngang hàng, theo Ủy ban Giám sát Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc. (Ảnh: WSJ).

SCMP ước tính hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người Trung Quốc, đã chịu thiệt hại do sự sụp đổ của các chương trình cho vay ngang hàng. Đến cuối tháng 6, các khoản nợ đã lên tới khoảng 800 tỉ nhân dân tệ (119 tỉ USD) sau khoảng 3,5 năm chính phủ siết hình thức vay ngang hàng.

"Ít nhất tám người tôi biết, bao gồm bạn bè, đồng nghiệp và người thân, là nạn nhân của các ứng dụng P2P khác nhau. Chúng tôi không thể lấy lại tiền, và cũng không thể nhận sự trợ giúp từ cảnh sát".

Vài năm trước, mọi người đều nói về khởi nghiệp và đổi mới, theo lời kể của Li. Họ cảm thấy mô hình cho vay ngang hàng rất thời thượng, sáng tạo và nhận sự khuyến khích từ chính phủ. 

Những người quanh Li đều mất cảnh giác trước mức lãi suất hứa hẹn của vay ngang hàng. Nhưng bây giờ, họ còn không muốn nhắc tới nó.

Gần đây, hai người bạn của Li cũng trở thành nạn nhân khi một chương trình huy động vốn không hoàn trả tiền cho họ. "Tôi thề sẽ không bao giờ đầu tư vào các sản phẩm tài chính ở Trung Quốc, dù là của nhà nước hay tư nhân", Li thổ lộ.

Hiện tại, ngành cho vay ngang hàng ở Trung Quốc đã gần như biến mất. Chỉ 15 nền tảng cho vay còn hoạt động vào cuối tháng 8, giảm 99,5% so với 2.835 nền tảng vào hai năm trước. Hàng chục triệu nhà đầu tư Trung Quốc đã mất tiền tiết kiệm, theo Ủy ban Giám sát Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc.

Không ai biết chính xác số lượng nhà đầu tư vay ngang hàng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức ước tính con số đã giảm 88% từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 8.

Một báo cáo riêng của Ủy ban Chuyên gia Quốc gia về Công nghệ An ninh Tài chính Internet tính toán rằng ít nhất 50 triệu người tham gia vào P2P tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2018. Mỗi người đầu tư trung bình 22.788 nhân dân tệ (3.400 USD).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.