Hàng nghìn sàn thương mại điện tử không có tính năng đặt hàng

Trung bình mỗi năm Bộ Công thương nhận 10.000 hồ sơ thông báo từ các website thương mại điện tử (TMĐT) nhưng không phải website nào cũng có tính năng đặt hàng. Thị trường thương mại điện tử Việt năm 2020 ước tính sẽ đạt giá trị 11-12 tỉ USD.

Theo bản thuyết minh Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ - CP về thương mại điện tử của Bộ công thương, việc thay đổi qui định sẽ giúp giảm 49% đối tượng phải làm thủ tục hành chính thông báo tới cơ quan chức năng. Các website TMĐT có chức năng đặt hàng mới cần thông báo tới Bộ công thương.

Trung bình mỗi năm Bộ Công thương nhận 10.000 bộ hồ sơ thông báo từ các website thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải website nào cũng cập nhật thông tin thường xuyên.

Hàng nghìn sàn TMĐT không có tính năng đặt hàng - Ảnh 1.

Lượng lớn website thương mại điện tử nào cũng có tính năng đặt hàng. (Ảnh: Nickle).

"Nhiều website bán hàng có cấu trúc tĩnh, chỉ đưa thông tin giới thiệu doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ, ít cập nhật thông tin, không có chức năng đặt hàng trực tuyến. Với những website dạng này, không có giao dịch thực tế diễn ra trên web, do đó không phát sinh vấn đề cần giám sát trên môi trường điện tử", Bộ Công thương cho biết.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ công thương, thị trường thương mại điện tử Việt năm 2020 ước tính sẽ đạt giá trị 11-12 tỉ USD tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch, sản xuất có bị ngưng trệ hay không. Đây là con số thấp hơn so với mức dự báo ban đầu là 13,6 tỉ USD.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.