Hãng tin AP: Nợ công của Mỹ dự báo sớm vượt quá qui mô nền kinh tế

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự đoán thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên tới 3.300 tỉ USD trong tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 30/9), tương đương 16% GDP của Mỹ, mức cao nhất kể từ năm 1945.
Hãng tin AP: Nợ công của Mỹ dự báo sớm vượt quá qui mô nền kinh tế - Ảnh 1.

Tấm biển hiện thị qui mô nợ quốc gia dọc một con đường vắng ở Washington hôm 29/4. (Ảnh AP/Andrew Harnik).

Theo hãng tin AP, cuộc chiến chống lại virus corona của chính phủ Mỹ đang gây ra căng thẳng nặng nề nhất cho Bộ Tài chính kể từ khi Thế chiến II kết thúc.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cảnh báo rằng chính phủ năm nay sẽ đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn nhất kể từ năm 1945.

Năm 2021, nợ chính phủ của Mỹ được dự báo sẽ vượt quá qui mô của toàn bộ nền kinh tế nước này lần đầu tiên kể từ năm 1946, và con số vẫn đang trên đà tăng cao trong những năm sắp tới.

Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng tiền đã được chi tiêu hợp lí, hoặc ít nhất là dành cho các chi tiêu cần thiết. Số tiền vay được xem là cần thiết để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19, được cho là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất trong hơn 100 năm qua.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh doanh trì trệ và hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.

Các nhà kinh tế cho biết, khi chi phí đi vay của chính phủ ở mức siêu thấp và các nhà đầu tư dường như vẫn háo hức mua vào trái phiếu chính phủ ngay khi Bộ Tài chính phát hành.

Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về khoản nợ liên bang và việc chính phủ sử dụng khoản nợ này để ứng phó đại dịch Covid-19 và nỗi đau kinh tế mà nó gây ra.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ lên mức cao nhất kể từ 1945

CBO dự đoán thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên tới 3.300 tỉ USD trong tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 30/9), tương đương 16% GDP của Mỹ, mức cao nhất kể từ năm 1945.

Nợ chính phủ của Mỹ được dự báo tăng mạnh lên mức tương đương 100% GDP trong năm tài khóa 2021 và lên tới 24,500 tỉ USD, tương đương 107% GDP trong năm tài khóa 2023, mức cao nhất trong lịch sử nước này, phá vỡ kỉ lục 106% GDP được thiết lập vào năm 1946.

Nguyên nhân vì sao?

Chính phủ Mỹ đã rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 tấn công vào tháng ba. Ngân sách đã phải gánh chịu các chi phí từ cuộc Đại suy thoái 2007-2009, quĩ hưu trí và chi phí cắt giảm thuế năm 2017 của Tổng thống Donald Trump. Năm ngoái, gánh nặng nợ đã lên tới 79% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1948.

Sau đó, đại dịch lại giáng thêm một đòn vào nền kinh tế nước này. Nền kinh tế lâm vào tình trạng rơi tự do kinh hoàng khi hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng triệu người Mỹ bị thất nghiệp, và phải ở nhà để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

GDP của Mỹ sụt giảm với tốc độ 31,7% trong quí II, mức sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1947. Cũng trong tháng ba và tháng 4, một con số kỉ lục 22 triệu người lao động ở Mỹ bị mất việc làm, rơi vào cảnh thất nghiệp.

Để giúp người Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng, Quốc hội đã thông qua gói cứu trợ trị giá 2,000 tỉ USD vào tháng ba.

Các nhà kinh tế cho rằng gói cứu trợ có lẽ đã giúp giữ cho nền kinh tế không chìm vào suy thoái nhưng cũng cần nhiều hỗ trợ hơn nữa.

Hãng tin AP: Nợ công của Mỹ dự báo sớm vượt quá qui mô nền kinh tế - Ảnh 2.

Một cửa hàng kinh doanh có vị trí ngay mặt tiền ở Boston phải đóng cửa vì Covid-19. (Ảnh: AP/Steven Senne).

Liệu Mỹ có thể trả được số nợ đó? 

Sau Thế chiến II, Mỹ đã cho thấy một tốc độ trả nợ đáng ngạc nhiên. Vào năm 1961, khoản nợ đã giảm xuống còn 44% GDP, bằng với tỉ lệ của năm 1940 trước chiến tranh.

Đằng sau thành công đó là một nền kinh tế phát triển nhanh chóng mang lại doanh thu ngày càng tăng và xóa nợ cho chính phủ. Từ năm 1947-1961, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 3,3%. Hệ thống tài chính được chính phủ quản lí chặt chẽ. Điều này cho phép các nhà hoạch định chính sách giữ được lãi suất thấp và giảm thiểu chi phí trả nợ.

Hoàn cảnh hiện nay có phần khác vì nền kinh tế không phát triển nhanh như trong những năm bùng nổ sau chiến tranh. Kể từ năm 2010, tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 2,3%. Và chính phủ không kiểm soát lãi suất như trước đây sau khi bãi bỏ qui định tài chính vào những năm 1980.

Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang giúp giữ cho lãi suất vay của chính phủ ở mức cực thấp bằng cách mua khối lượng lớn nợ Trái phiếu Kho bạc.

Nợ có gây ra hậu quả cho nền kinh tế không?

Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng việc chính phủ vay nợ quá nhiều có nguy cơ kìm hãm nền kinh tế. Theo đó, khi chính phủ gánh nợ quá mức, chính phủ sẽ phải phải cạnh tranh với các doanh nghiệp và người tiêu dùng về các khoản vay, do đó buộc lãi suất đi vay cao và thôi thúc tăng trưởng.

Thêm vào đó, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất ngày càng cao vì họ chấp nhận rủi ro về các khoản nợ của họ nếu trong trường hợp chính phủ có thể vỡ nợ.

Một số nhà kinh tế vẫn cảnh báo rằng, sẽ đến một ngày Mỹ phải tính toán đến kiểm soát chi tiêu hoặc là tăng thuế hoặc là cả hai.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.