Cuộc thi này chỉ có 31 người tham gia. Đa số đến từ châu Âu, cũng có một số ít đến từ những vùng đất nóng nực như Dubai, Mã Lai và Việt Nam. Người Việt Nam tham gia giải lần này không ai khác chính là Vũ Phương Thanh. Thanh là một trong 4 người nữ dám thử thách ở giải khắc nghiệt này.
Nhiệt độ -18 đến -35 độ C với tuyết rơi dày đặc và gió trên mặt hồ băng. Theo ban tổ chức giải cho biết đây có lẽ là năm lạnh nhất mà họ từng chứng kiến. Ngày đầu của giải bắt đầu tại Arrenjarka, 31 vận động viên phải hoàn thành cự ly 60km và 8 người đã phải rút lui do bị hạ thân nhiệt hoặc có các bộ phận bắt đầu có dấu hiệu hoại tử.
Một cuộc thi khắc nghiệt thử thách sức bền và ý chí của con người. (nguồn Beyond the Ultimate/Mikkel Beisner) |
Sau khoảng 6,7km đầu, Thanh bắt đầu thấy phần chân sau của mình bị tê và hơi mất cảm giác. Đây là dấu hiệu có thể dẫn tới hạ thân nhiệt hoặc hoại tử. Mặc dù cứ khoảng 10km là có một lều kiểm soát nhưng khi có những dấu hiệu trên, việc xử lý ngay là thiết yếu. Việc tháo bỏ quần chống gió trong cái lạnh -20 độ giữa làn tuyết rơi dày đặc trong gió để có thể mặc thêm một lớp quần len lên trên lớp quần bó giữ nhiệt gần như là một ác mộng.
Ngày thứ hai và thứ ba cũng không dễ hơn với cự ly 42km. Thử thách của ngày thứ hai là độ dốc của hai ngọn núi với nhiệt độ ngày càng thấp dần và thêm hai người nữa phải rút khỏi giải. Ngày thứ ba là mặt băng vô tận trên mặt hồ làm cho người chạy cảm giác như mình đang bị kẹt tại chỗ với khung cảnh không đổi.
Thanh Vũ cho biết đã cần phải tìm đến rất nhiều nguồn động lực sâu thẳm trong trái tim. (nguồn Beyond the Ultimate/Mikkel Beisner) |
Ngày thứ tư là ngày dài nhất và cũng mang tính quyết định trong việc người tham gia có thể hoàn thành giải hay không. Sau 3 ngày đầu, đa số tất cả các vận động viên đều có chấn thương và khá mệt mỏi.
Việc không quen sử dụng giày chuyên dụng để chạy trên lớp tuyết dày đã làm cho Thanh có chấn thương tại cơ gần vùng hông và gân hai bên cổ chân. Thêm vào nữa, các đầu ngón chân của Thanh đều phồng rộp và tụ máu nặng nề do bị húc vào đầu giày.
Nhiều đoạn trên chặng đường vết bỏng rộp đau đến nỗi Thanh phải tháo giày ra để chắc chắn rằng len không đang bốc cháy trong giày. Để vượt qua được 65km của ngày thứ tư, Thanh Vũ chia sẻ rằng cô đã cần phải tìm đến rất nhiều nguồn động lực sâu thẳm trong trái tim.
Cự ly 15km của ngày cuối cùng còn được gọi là cự ly “ăn mừng” nên việc vượt qua không mấy khó khăn. Và Thanh Vũ là một trong hai nữ hoàn thành cuộc thi này.
Vượt qua những con đường băng tuyết trắng xóa (nguồn Beyond the Ultimate/Mikkel Beisner) |
Vì giải chạy mang tính chất tự hỗ trợ rất nhiều, những người tham gia chỉ được cấp nước sôi tại trạm kiểm soát và phải mang theo tất cả những dụng cụ cấp cứu cần thiết và giảm tối thiểu các vật dụng mang theo. Lượng đồ ăn mang theo khá là tằn tiện, do đó, nhiều người đã rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt khi không nạp đủ nước và năng lượng.
Chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt nên việc bổ sung nước có muối khoáng và năng lượng trong lúc chạy là cực kỳ cần thiết. Việc kéo “zíp” để lấy thức ăn nạp năng lượng cũng khó vì đầu ngón tay đau buốt. Nước sôi được tiếp từ trạm kiểm soát cũng đa phần bị đông sau khoảng 20 phút mặc dù bình nước có vỏ cách nhiệt và 1.5 lít trong 2 bình có lẽ chỉ còn 3-400ml uống được.
Lúc đó mặc dù rất ngại ăn hay uống vì sợ lạnh, Thanh cũng vẫn phải cố ép bản thân, nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng hạ Natri huyết và bất tỉnh giống như ở Ultra-Trail du Mont (một giải chạy 170km liên tục trên dãy núi Alpen ở Pháp).
Nhắc về kỷ niệm này, Thanh Vũ cho biết: “Sau 143 km và 38 tiếng chạy liên tục, leo qua hàng chục dãy đồi núi, tôi đã quá mệt mỏi và lơ là việc nạp nước, muối, điện giải dẫn tới tình trạng hyponatremia nghiêm trọng (hạ sodium huyết và nồng độ Na+ trong máu xuống thấp), sau đó ngất xỉu khi cách đích không xa”.
Thanh Vũ từng gặp vấn đề nguy hiểm về sức khỏe do rơi vào tình trạng hạ sodium huyết và nồng độ Na+ trong máu xuống thấp. |
Sở dĩ có tình trạng này là do vận động liên tục trong thời gian dài, mồ hôi đổ ra nhiều khiến cơ thể mất đi khoáng chất và lượng muối cần thiết để cân bằng hoạt động. Hyponatremia nhẹ có thể không có triệu chứng gì, nghiêm trọng hơn có thể gây ra đau đầu, buồn nôn, giảm khả năng suy nghĩ hoặc mất thăng bằng. Ở mức độ nguy hiểm, tình trạng này gây ra rối loạn, co giật và hôn mê.
Rất may đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp của giải đã thực hiện cấp cứu rồi đưa Thanh tới bệnh viện bằng trực thăng cứu hộ kịp thời. Sau sự cố này, cùng với sự hướng dẫn của các chuyên gia về thể lực, Thanh Vũ đã chú ý hơn trong việc sử dụng các thức uống chức năng bổ sung nước và các khoáng chất thiết yếu K+, Na +, Cl-.
Number 1 Active Chanh Muối chính là thức uống yêu thích của Thanh Vũ |
Để có sức bền bỉ chinh phục đường trường đầy thử thách, hằng ngày Thanh Vũ đều luyện tập liên tục trên các đoạn đường dài, mồ hôi đổ ra rất nhiều, cơ thể mệt nhoài. Một trong những loại thức uống vận động yêu thích của Thanh Vũ là Number 1 Active Chanh Muối, chứa các khoáng chất thiết yếu như potassium (K+), sodium (Na+), chloride (Cl-)… giúp Thanh Vũ bù nước, bù khoáng sau khi đổ mồ hôi để thêm sức bền bỉ, dẻo dai mỗi khi vận động cũng như tham gia chinh phục các thử thách khắc nghiệt.
Sau thành công của giải Arctic Ice Ultra, năm 2018 sẽ là một năm nhiều dấu ấn cho Thanh Vũ với việc trở lại tham gia chinh phục dãy núi Alpen của giải UTMB và Grand to Grand 273km tại sa mạc Bắc Mỹ trong tháng 9 tới đây.
Những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc thi Ironman 70.3 VN |
Đà Nẵng: 'Iron man' khắp thế giới check - in trước giờ G |