'Hé lộ' nội dung kiểm tra, giám sát trạm BOT

Theo tìm hiểu, Đoàn kiểm tra của Cục Quản lí Đường bộ kiểm tra, giám sát nhiều nội dung tại các trạm BOT.
Hé lộ nội dung kiểm tra, giám sát trạm BOT - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nam Định).

Thời gian gần đây, các Cục Quản lí Đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT) đã có quyết định kiểm tra, giám sát một số trạm thu phí BOT như Dầu Giây, Phả Lại, Rạch Miễu... trong thời gian 10 ngày.

Được biết, mục đích việc kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá doanh thu thực tế tại trạm BOT, hệ thống thiết bị thu giá nhất là công nghệ thu giá đang áp dụng.

Qua đó kiến nghị các cơ quan quản lý liên quan có biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyêt điểm, xử lý vi phạm (nếu có) góp phần nâng cao tính minh bạch trong công tác thu phí đường bộ. Vậy, Tổng cục sẽ kiểm tra, giám sát những nội dung gì?

Kiểm tra, giám sát những gì tại trạm BOT?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc tiến hành kiểm tra, giám sát công tác thu phí và doanh thu thu phí, bao gồm 5 nội dung.

Thứ nhất là giám sát việc xuất, thu hồi vé và doanh thu từng ca. Cụ thể, là giám sát số tiền lẻ nhân viên được phép mang để trả lại; Giám sát việc xuất vé của trạm BOT cho nhân viên soát vé: số vé xuất ra, loại vé, số seri.

Giám sát số vé trạm BOT thu về của từng nhân viên soát vé: số vé thu về, loại vé, số seri; Số thu ngân thực tế 1 ca của từng nhân viên sau khi trừ đi số tiền lẻ được phép mang theo; Doanh thu của ca.

Thứ hai là giám sát hoạt động hệ thống thiết bị phòng hậu kiểm. Cụ thể là việc kết nối dữ liệu của trạm BOT về trung tâm; Kiểm tra dữ liệu khi có dấu hiệu vi phạm hay do bộ phận giám sát cabin báo lên theo yêu cầu của Trưởng ca.

Kiểm tra số liệu xe qua trạm BOT, số liệu doanh thu của từng làn; Copy lưu trữ dữ liệu từng ca.

Thứ ba là giám sát soát vé bên ngoài ca bin. Cụ thể là kiểm tra, giám sát việc soát vé và mở barie theo chủng loại xe qua làn; Kiểm tra bằng hình thức đếm xe thủ công và đối chiếu với thiết bị hậu kiểm.

Ghi lại những trường hơp nhân viên soát vé thực hiện không đúng như: thanh toán không đúng mệnh giá, cho xe qua không thu tiền, trả thừa tiền để giảm doanh thu; mở cho xe không phải ưu tiên, không phải xe dùng vé tháng, quý... và báo cho Trưởng ca để kiểm tra lại tại phòng hậu kiểm.

Thứ tư là giám sát thu phí thủ công tại trạm phụ (nếu có). Cụ thể là kiểm tra, giám sát xe theo chủng loại; Hết ca lập biên bản xác định doanh thu của một ca với nhân viên soát vé; báo doanh số về Tổ để đưa vào doanh thu chung của ca.

Thứ năm là kiểm tra hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin công tác thu phí. Cụ thể là thời gian lưu trữ dữ liệu thu phí (dữ liệu SQL, dữ liệu hình ảnh; dữ liệu camera: làn, cabin, toàn cảnh).

Công bố thông tin tại Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy đinh của Thông tư 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 của Bộ GTVT.

Hé lộ nội dung kiểm tra, giám sát trạm BOT - Ảnh 2.

Minh bạch thu phí BOT là điều được nhiều người dân quan tâm. (Ảnh minh họa: Nam Định).

Kiểm tra, giám sát và lập biên bản trường hợp vi phạm khi thu phí BOT

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, trong quá trình kiểm tra, giám sát các trạm thu phí BOT, Tổ trưởng (Trưởng ca của đoàn kiểm tra) chịu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát hàng ca; ký biên bản xác nhận doanh thu của các ca đó.

Tổ trưởng cũng chịu trách nhiệm khi có sự cố trong ca; chỉ đạo, lập biên bản, báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra khi có sự cố xảy ra.

Đối với các thành viên trong đoàn kiểm tra sẽ thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo trực ca và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, giám sát công tác thu phí của ca đó.

Các thành viên trong đoàn cũng sẽ lập biên bản theo nội dung được giao gồm: Xác định số tiền thu trong ca, số vé xuất ra, thu về để Trường ca và các đơn vị tham gia với kiểm tra, giám sát ký biên bản.

Xác nhận số liệu qua hệ thống hậu kiểm và các sự cố thiết bị hư hỏng, sự cố đột xuất hay trường hợp can thiệp vào phần mềm thu phí dẫn đến sai lệch doanh thu hoặc không sử dụng để giám sát công tác thu phí của các Trạm.

Lập biên bản đối với các cá nhân vi phạm quy chế giám sát, các sự vụ liên quan đến nhân viên của Trạm sai phạm về thu tiền, xé vé không đúng loại xe.

Về phía nhà đầu tư BOT và doanh nghiệp dự án sẽ chấp hành việc kiểm tra của và đáp ứng các yêu cầu trong việc cung cấp tài liệu phục vụ kiểm tra, giám sát.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cũng tham gia giám sát công tác thu phí; Ký xác nhận doanh thu thu phí của từng cabin, từng ca; Kiến nghị, phản ánh với Đoàn kiểm tra, giám sát các bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát cũng nhu công tác thu phí của Trạm.

Được biết, trong quá trình kiểm tra, giám sát, các trạm BOT tổ chức thu phí bình thường theo qui định; có phương án đảm bảo ATGT khu vực trạm, tránh ùn tắc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc kiểm tra, giám sát như nêu trên căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

Căn cứ Quyết định số 35/2018/QĐ-TTg ngày 14/8/2013 của Thủ tưởng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Căn cứ Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 của Bộ GTVT Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-BGTVT ngày 3/8/2015 của Bộ GTVT Quy định về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ GTVT quản lí.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Ninh Cơ nối Trực Ninh - Hải Hậu, Nam Định
Một cầu vượt sông Ninh Cơ dự kiến được xây dựng kết nối thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh với xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, Nam Định.