Xe máy vẫn là phương tiện chính của nhiều người dân trong bối cảnh giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu. Ảnh: Di Linh |
Mới đây, thông tin "Hà Nội cấm xe máy" và "số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy là trên 90%" ở Thủ đô đã gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, xe máy hiện vẫn là phương tiện chính của người dân khi giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Sáng 30/6, tại tọa đàm "Hà Nội hạn chế xe cá nhân - Những lo lắng của người dân", ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết mặc dù TP được đầu tư lớn về hạ tầng giao thông nhưng tình hình ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp.
Theo ông Viện, đây là lý do để Hà Nội đã ban hành chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông và giao UBND Thành phố xây dựng và ban hành đề án quản lý phương tiện giao thông.
Sau khi xem xét các điều kiện, Sở GTVT Hà Nội và Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) nhận thấy, thời điểm 2030, TP đã đầu tư tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, cũng như phát triển hệ thống giao thông công cộng, đủ điều kiện để dừng hoạt động của xe máy.
Cũng theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, trong quá trình triển khai đề án, Viện Chiến lược đã phối hợp với Công an TP thực hiện điều tra xã hội học để lấy ý kiến nhân dân tại các quận, huyện về việc hạn chế xe máy.
Ông Lê Đỗ Mười. Ảnh: Di Linh |
Về vấn đề điều tra xã hội học, ông Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT cho biết trong một đề án không thể có một cuộc điều tra trên toàn TP mà chỉ có chọn mẫu tại các quận huyện. Đối tượng khảo sát có cả người sử dụng xe máy và không; cả người lao động tự do và cán bộ công nhân viên.
"Chúng tôi phối hợp với Công an Hà Nội, Sở GTVT, cảnh sát khu vực, tổ trưởng tổ dân phố đi phát phiếu đến các hộ dân đã được lựa chọn. Số lượng phiếu ra hơn 16.000 phiếu và thu về hơn 15.000 phiếu", ông Mười cho biết.
Mẫu phiếu khảo sát về vấn đề hạn chế xe máy ở Hà Nội. Ảnh: Di Linh |
Theo ông Lê Đỗ Mười, trên mẫu phiếu khảo sát có chữ ký của từng người được hỏi, cả tổ trưởng tổ dân phố và cảnh sát khu vực. Đây là phiếu chính danh đã được cụ thể hoá. Để đi tiếp xúc với những người hỏi một cách tỉ mỉ và thu nhập thông tin cụ thể.
"Với dự án này, chúng tôi không chọn đối tượng bất kỳ trên đường như các đề án khác, mà có sự đầu tư và thông tin chính danh", ông Mười nhấn mạnh.
Hạn chế xe máy ở Hà Nội: Người dân có 13 năm tạo thói quen
Theo lộ trình hạn chế xe máy, người dân Hà Nội có 13 năm để tạo thói quen không phụ thuộc trong khi nhiều nước ... |