Hẻm 'ông tiên\" giữa lòng thành phố

Trà đá, xe ôm, vá xe, thuốc chữa bệnh đều miễn phí, đặc biệt cả quan tài dành cho người xấu số cũng... miễn phí. Nghe thật lạ nhưng lại là câu chuyện có thật trong hẻm "ông tiên" tại Sài Gòn.
 
hem ong tien giua long thanh pho Chàng trai sửa giày miễn phí cho người nghèo trên phố Sài Gòn

Không ai nhớ hẻm hẻm 96 (phường 4, quận Phú Nhuận, TP HCM) nổi tiếng từ khi nào nhưng hầu hết những người sống ở Sài Gòn lâu năm đều đã từng nghe qua hoặc một lần ghé qua con hẻm này và quen gọi với cái tên hẻm "Ông tiên". Không vì những thứ cao sang, độc lạ, không vì là trung tâm sầm uất, nơi đây gắn với một con người tử tế hết hết lòng làm thiện nguyện - ông Đỗ Văn Út (hay còn gọi là Việt từ thiện).

hem ong tien giua long thanh pho
Ông Đỗ Văn Út bên công việc vá xe hằng ngày.

Chúng tôi gặp ông vào một buổi sáng trời nắng nhẹ, vẫn như mọi ngày đôi tay thoăn thoắt vá từng chiếc xe thủng lốp rồi chạy vội mua cục đá lạnh thêm vào bình nước miễn phí đặt phía đầu hẻm. Thỉnh thoảng ông xổm dậy ngó mắt ra đường khi có tiếng “ầm” va quệt xe. Khuôn mặt sạm đen, hằn đầy những vết "lăn trầm" của cuộc sống, người đàn ông đã 54 tuổi ấy cứ thế “bình tĩnh sống” cho qua mọi tháng ngày bằng những hành động ý nghĩa.

Việc vừa rảnh tay, ngồi vắt chéo chân trên chiếc ghế nhựa nhấm một ngụm nước trà ông Út kể: “Tôi đã vá xe ở cái hẻm này hơn ba chục năm, gặp không biết bao nhiêu cảnh người khốn khó và nghĩ mình phải làm điều gì đó để giúp đỡ họ. Thế là nghệch ngoạc vài chữ lên tấm bìa cát tông “vá xe miễn phí cho người nghèo khó”, tôi đem treo đầu hẻm. Bình thường vá một chiếc tôi lấy 15.000 đồng, nhưng gặp những người già, tàn tật, người lao động nghèo tôi đều vá miễn phí”.

Năm 1991, gia đình ông Út bán nhà để làm ăn nhưng vì sa cơ, thua lỗ nên đành quay lại tiếp tục với cái nghề vá xe. Lúc rảnh khách ông xoay sang làm xe ôm, 5h chiều mang đồ nghề đi gửi ông lại nhảy lên xích lô chạy đi chở hàng thuê. Có thời gian gia đình ở tận dưới Hóc Môn, ông vẫn ngược xuôi mấy chục cây số lên hẻm 96 làm và về đến nhà lúc đã nửa đêm.

hem ong tien giua long thanh pho
Tủ thuốc miễn phí của ông Út.

Cuộc sống vất vả nhưng ông lại cho đi rất nhiều. Cũng tại con hẻm này, ngay cạnh đường lớn, hàng ngày biết bao nhiêu vụ va quẹt xe, người xước tay xước chân, người chảy máu đầu. Chứng kiến điều ấy, ông mua một cái tủ nhỏ có gạc, bông băng, cồn… để đấy cứ khi có người không may va quẹt là có cái giúp họ sơ cứu. “Người nhẹ coi như xong, còn người nặng cũng được cầm máu trước khi vào bệnh viện. Mấy năm trước có người đi qua nhìn thấy tủ y tế bé tẹo, sáng hôm sau họ mang cho một cái tủ to hơn và mua đầy đủ loại thuốc từ thuốc cảm, đi ngoài, giảm đau, cho tới thuốc cầm máu”, ông thợ vá xe cười khà khà.

Ông Út còn đặt một bình nước trà đá miễn phí đầu hẻm để những người buôn gánh bán bưng đi ngang giải khát. Anh Mạnh, một người bán vé sốthường xuyên ngang qua hẻm 96 cho biết: “Ngày nào đi bán qua đây tôi đều ghé vào uống một cốc nước rồi đi tiếp, giữa trưa nắng gắt được cốc nước trà đá lạnh không phải tốn tiền mua thật là sảng khoái”.

Dù chỉ giúp đời những chuyện thật nhỏ nhưng với ai đã từng khổ, từng đói kém, từng sa cơ lỡ vận đều cảm nhận được tấm lòng hào hiệp của ông Út ở hẻm 96. Có lẽ, vì thế mà nhiều người quen gọi con hẻm đầy tình thương này là con hẻm tình nguời.

hem ong tien giua long thanh pho
Cuộc sống còn vất vả nhưng ông luôn cho đi.

Theo lời kể của ông Út, hiện tại gia đình ông vẫn ở trọ trong một căn phòng rộng chỉ 9m2, căn phòng này ông gọi nó là cái kho vì chứa toàn bình nước cũ, thuốc thang và đồ nghề. Có thời gian gia đình khó khăn ông phải ngủ ngoài vỉa hè bên cạnh chiếc bình bơm hơi suốt cả năm trời. Giờ đây dù vẫn ở phòng trọ, nhưng ông vẫn cho đi vì ông tâm niệm, chỉ cần sống có tâm, làm việc thiện là hạnh phúc nhất đời. Nghèo khó là thế ông vẫn ung dung: “Đừng nghĩ như mình đã là khổ, có người chết còn chẳng có nổi cỗ quan mà nằm ấy”.

Sống chia sẻ nhưng không ít lần ông bị những người xung quanh dè bỉu vì đã nghèo khổ, đói ăn mà còn bày đặt quyên tiền mua quan tài cho người khác. Nhưng rồi, hết năm này đến tháng nọ mọi người thấy việc ông làm không mưu cầu lợi ích riêng hay chơi trội nên họ đã thay đổi suy nghĩ và chung tay ủng hộ .

Theo chia sẻ của ông Út, cách đây khoảng hơn 20 năm, ông đã viết đơn xin áo quan cho những gia đình khó khăn có người mất mà không đủ điều kiện mua quan tài. Lúc đầu chỉ là những lá đơn giúp hàng xóm, dần dà nhiều người biết và tìm tới nhờ ông giúp nhiều hơn. “Ngày đó, tôi lặn lội đi xin hết trại hòm này sang trại hòm khác, rất nhiều nơi lắc đầu nhưng vì thấy được tấm lòng của tôi cũng như thông cảm với những hoàn cảnh khốn cùng nên cũng có người chịu cho. Lâu dần biết việc tôi làm là thiện nguyện nên cứ nghe thấy ở đâu có người chết mà nghèo khổ quá là tôi lại chạy đến đề bạt ý xin giúp quan tài”, ông nhớ lại.

hem ong tien giua long thanh pho
Trà đá miễn phí của ông đã làm dịu cơn khát của bao người.

Giờ đây ông Út coi luôn cả việc lo trọn gói cho những đám tang của các gia đình nghèo khổ. Mỗi lúc có người liên hệ, ông đều nhận lời và dắt tới những trại hòm quen biết. Người ổn định thì ông giúp mua với giá rẻ hơn bên ngoài, còn người nghèo khó ông thường xin trại hòm cho miễn phí. Bên cạnh việc xin áo quan, ông còn liên hệ các mạnh thường quân khắp nơi giúp họ kinh phí lo ma chay cho người vừa nằm xuống. Ông Út bày tỏ: “Mình làm việc này không hề có sự mưu lợi, làm từ thiện mà mưu lợi đức đã chẳng có mà còn mang thêm tội”.

Theo lời của ông, hơn hai chục năm qua ông cũng chẳng nhớ mình đã xin bao nhiêu chiếc áo quan cho người nghèo nữa. Tuy vậy ông biết rằng, dù là giúp người còn sống hay người đã chết nếu xuất phát từ chính cái tâm, đều là nghĩa cử cao đẹp, chính điều ấy khiến ông dù khó khăn vẫn không lúc nào nguôi nghĩ về những người nghèo khó. Ông bảo: “Tôi chẳng mong chờ người ta giúp lại, làm việc thiện trước là để thanh thản cõi lòng sau là để tích đức cho con cháu thôi”.

chọn
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vừa được thông qua, thành phố dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng.