Hiệp hội Taxi Hà Nội mong được đối thoại với Thủ tướng

Hiệp hội Taxi Hà Nội mong muốn được Thủ tướng lắng nghe tâm tư nguyện vọng và mong muốn chuyển sang hoạt động giống Grab, muốn theo hình thức hợp đồng điện tử.

Hiệp hội Taxi Hà Nội muốn đối thoại với Thủ tướng

Tổng thư kí Hiệp hội Taxi Hà Nội – ông Hồ Quốc Phi, vừa kí văn bản gửi tới một số cơ quan, bao gồm UBND TP Hà Nội, Tổng cục thuế, Cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội, để kiến nghị xoay quanh việc chuyển đổi hình thức kinh doanh vận tải và các hình thức đóng thuế.

Theo ông Phi, sau hơn 3 năm lấy ý kiến, tiếp thu, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP), các mô hình như Grab và Uber không phải là hoạt động kinh doanh taxi thông thường, mà được xác định là vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng điện tử.

taixi_giakhiem_zjhu

Taxi truyền thống muốn được hưởng những caca1 diều kiện hoạt dộng như các hãng taxi công nghệ. (Ảnh: Thanh Niên).

Trước đó, Dự thảo Nghị định lần thứ 9 (thay thế Nghị định 86) đã đưa ra quy định quản lí loại hình kinh doanh vận tải bằng hợp đồng điện tử: phải gắn hộp đèn kèm chữ "Xe hợp đồng" trên nóc xe đối với ô tô dưới 9 chỗ.

Trong văn bản gửi các cơ quan, Hiệp hội cho rằng việc bỏ đề xuất bắt buộc xe hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn trên nóc xe với "taxi công nghệ" gây hoang mang, lo lắng cho lái xe và cộng đồng doanh nghiệp taxi trên cả nước nói chung, cũng như cộng đồng doanh nghiệp taxi trên TP Hà Nội nói riêng. Theo đại diện Hiệp hội, các tài xế taxi truyền thống đã có nhiều phản ứng gay gắt lên các doanh nghiệp và Hiệp hội Taxi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM.

Hiệp hội Taxi Hà Nội đề nghị Thủ tướng tổ chức một buổi đối thoại trực tiếp với các hiệp hội, các doanh nghiệp taxi, các doanh nghiệp phần mềm công nghệ về quy định gắn hộp đèn nóc xe đối với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, để "lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp", từ đó có chính sách quản sáng suốt, công bằng, bình đẳng và phù hợp.

Taxi truyền thống muốn hoạt động giống mô hình Grab

Đại diện của Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho rằng căn cứ vào Dự thảo Nghị định lần thứ 9 (thay thế Nghị định 86), loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng lao động được hưởng nhiều ưu đãi mà hình thức taxi truyền thống không có được.

Trong đó, đáng chú ý nhất là các khoản ưu đãi về thuế (taxi công nghệ các hộ kinh doanh cá thể đều được áp dụng hình thức thuế khoán, theo nội dung Công văn 384/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty Grab Taxi).

Ngoài ra, các mô hình "taxi công nghệ" còn được lưu thông vào các tuyến đường cấm xe taxi vào giờ cao điểm.

Theo đại diện Hiệp hội, các hãng truyền thống đã kết hợp dùng các phần mềm để người dùng có thể gọi xe, đặt xe, và đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh giống như các hãng taxi công nghệ. Do đó, Hiệp hội mong muốn được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử, để được hưởng các ưu đãi theo quy định.

Đại diện Hiệp hội cũng đề nghị các cơ quan liên quan như UBND TP, Tổng cục thuế, Cục thuế hướng dẫn để được bồi hoàn khoản thuế chênh lệch (nếu có) ở những năm trước.

Hiệp hội mong muốn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan có thể hướng dẫn cách chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Ngoài ra, ông Phi cũng đặt ra một số câu hỏi và mong muốn được các cơ quan chức năng sớm có văn bản giải đáp các thắc mắc, xoay quanh một số vấn đề, như liệu chuyển sang mô hình taxi công nghệ, các hãng taxi truyền thống có thể thanh lí hợp đồng với lái xe và chuyển sang hình thức thuê xe hay không, cũng như liệu các lái xe phải đăng kí hộ kinh doanh cá thể hay chỉ cần kí hợp đồng thuê xe với doanh nghiệp.

Trước đó, Hiệp hội này cho rằng quan hệ giữa các lái xe với các hãng đặt xe công nghệ là đối tác, tài xế lại được coi là hộ kinh doanh cá thể, không phải lao động của hãng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.