Start up Việt Nam sắp 'hưởng lợi' từ tham vọng của Grab

Công ty cung cấp dịch vụ đặt xe hàng đầu Đông Nam Á dự kiến sẽ đầu tư mạnh vào các dự án khởi nghiệp tại khu vực, đặc biệt là Malaysia và Việt Nam.

Chris Yeo, người đứng đầu bộ phận đầu tư Grab Ventures, quỹ đầu tư dành cho các Start-up công nghệ, nói trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review, rằng Grab đang có kế hoạch thực hiện 2 đến 4 khoản đầu tư chiến lược mới vào các công ty khởi nghiệp mỗi năm, nhắm vào các công ty đang ở các giai đoạn 2, hoặc các giai đoạn gây quỹ cao hơn.

Ông Yeo cũng cho biết Grab đang "tích cực tìm kiếm các thương vụ mua lại có nhiều tiềm năng".

Khác với Quỹ Tầm nhìn gần 100 tỉ USD của SoftBank, vốn đầu tư trên toàn cầu, Grab sẽ tập trung vào việc thúc đẩy chiến lược trở thành siêu ứng dụng của khu vực Đông Nam Á, bao gồm các dịch vụ như giao hàng trực tuyến và thanh toán kĩ thuật số.

maxresdefault

Grab sẽ đầu tư mạnh vào các dự án start up tại Việt Nam và Malaysia trong thời gian tới (Ảnh: Grab).

"Lí do chính cho các khoản đầu tư phải là sự hợp lực với hoạt động kinh doanh của đơn vị hiện tại. Tài chính cũng cần được xem xét, nhưng không phải là vấn đề tiên quyết và quan trọng nhất", Yeo tiết lộ.

Ra đời vào năm 2012, Grab đang hoạt động tại 8 quốc gia Đông Nam Á và đã huy động hàng tỉ đô la từ các doanh nghiệp toàn cầu, bao gồm SoftBank Group và Toyota Motor. Ngày 29/7 vừa qua, Grab cho biết họ sẽ đầu tư 2 tỉ đô la vào Indonesia trong 5 năm tới, để khai thác các cơ hội trong nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Về mặt địa lí, Indonesia sẽ vẫn là thị trường quan trọng nhất, nhưng Grab đang coi Việt Nam và Malaysia là những kênh đầu tư mà họ thấy "dòng chảy các cơ hội tiềm năng đang ngày một lớn mạnh".

Grab đã đặt ra 5 lĩnh vực mục tiêu cho đầu tư khởi nghiệp ở hai thị trường này, bao gồm: di động, dịch vụ tài chính, thực phẩm, logistic và phát triển công nghệ, như trí tuệ nhân tạo.

Sau khi mua lại Uber Technologies tại Đông Nam Á vào đầu năm 2018, Grab đã ra mắt Grab Ventures để tạo điều kiện cho các khoản đầu tư khởi nghiệp nhiều hơn, và nuôi dưỡng các start up trong giai đoạn đầu.

"Giống như nhiều công ty công nghệ lớn đã giúp chúng tôi, giờ là lúc đến lượt chúng tôi quay trở lại hệ sinh thái khởi nghiệp," Yeo nói. 

"Khi họ cải thiện và phát triển hơn, chúng tôi cũng được hưởng lợi như một đối tác của toàn bộ hệ sinh thái".

Cho đến nay, Grab đã đầu tư vào các công ty như startup công nghệ Mỹ Drive.ai, startup giao hàng tạp hóa Indonesia HappyFresh và công ty logistic của Singapore là Ninja Van. Số tiền đầu tư chính thức không được tiết lộ.

Mặc dù Grab đưa ra quyết định rót vốn thông qua một ủy ban nội bộ, nhưng lại được "lấy cảm hứng" từ SoftBank, Yeo nói.

 "Những gì chúng tôi học được từ SoftBank là xem xét kĩ lĩnh vực đầu tư. Họ cho chúng tôi ý tưởng từ các công ty và danh mục đầu tư của họ trên toàn cầu. Sau đó, chúng tôi chia sẻ ý tưởng và nói về những cơ hội tiềm năng để kinh doanh cùng nhau. Vì vậy, tôi nghĩ đó là nguồn cảm hứng cho việc đầu tư vào các start up".

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.