Hồ sơ công ty duy nhất cung cấp ethanol để pha xăng E5 ở Việt Nam

Công ty Tùng Lâm hiện là đơn vị duy nhất sản xuất ethanol cho thị trường để thực hiện pha xăng E5 và ông chủ doanh nghiệp cũng chính là Phó chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học.

Cả nước hiện nay có khoảng 7 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol các loại. Tuy nhiên, phần lớn nhà máy này đã phải tạm dừng sản xuất vì không có thị trường tiêu thụ, trong đó bao gồm cả 3 dự án nhà máy nhiên liệu sinh học thua lỗ của Bộ Công Thương.

Trong khi đó, hiện việc cung cấp nhiên liệu E100 (ethanol dùng để phối trộn xăng E5) chỉ phụ thuộc vào 2 nhà máy sản xuất gồm Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Đồng Nai (sản lượng 6.000 m3/tháng) và Ethanol Quảng Nam (sản lượng 10.000 m3/tháng), cả 2 nhà máy này đều thuộc sở hữu của Công ty TNHH Tùng Lâm.

Được biết, tổng sản lượng ethanol Công ty Tùng Lâm cung cấp ra ngoài thị trường hiện nay là khoảng 200.000 m3/năm, tương đương khoảng 200 triệu lít, đủ để phối trộn 3,9 triệu m3 (tương đương 3 triệu tấn) xăng sinh học E5 (pha 5% ethanol) mỗi năm.

ho so cong ty duy nhat cung cap ethanol de pha xang e5 o viet nam
Xăng E5 RON 92 là xăng được phối trộn với tỷ lệ 5% ethanol. Ảnh minh họa: V. Dũng.

Đơn vị này là doanh nghiệp duy nhất cung cấp ethanol để pha xăng E5 và bán ra thị trường trên 2.000 m3 mỗi tháng trong năm 2016. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chia sẻ đang chủ yếu mua nguyên liệu ethanol từ công ty này.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Tùng Lâm được thành lập từ năm 1994 là một đơn vị thương mại đơn thuần ban đầu kinh doanh trong nhiều ngành như nông, lâm nghiệp, thủy sản và trà... Theo giấy đăng ký doanh nghiệp, tính đến năm 2013, tổng vốn điều lệ của Tùng Lâm là 200 tỷ đồng.

Xuất phát điểm của công ty là chỉ sản xuất và xuất khẩu chè sang các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Đức… Việc sản xuất ethanol được nhen nhóm từ năm 2000 khi công ty này lần đầu tiên xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sang Trung Quốc - mặt hàng đóng góp khoảng 30% GDP của Việt Nam.

Từ năm 2007, thay vì xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc, công ty bắt đầu đầu tư nhà máy sản xuất ethanol, bao gồm cả cồn 99% pha xăng và cồn 95% thực phẩm và công nghiệp từ nguyên liệu sắn với công suất 60.000 m3/năm tại Biên Hòa, Đồng Nai.

ho so cong ty duy nhat cung cap ethanol de pha xang e5 o viet nam
Nhà máy sản xuất ethanol của Tùng Lâm tại Đồng Nai. Ảnh: TL.

Ngoài việc đầu tư nhà máy sản xuất ethanol, Tùng Lâm còn đầu tư vào cả thị trường tài chính và bất động sản thông qua Công ty cổ phần Tài chính và Đầu Tư Bất Động Sản Tùng Lâm vào năm 2010. Công ty này do Tùng Lâm nắm giữ 100% vốn.

Ông chủ của Công ty Tùng Lâm là ông Võ Kiên Chỉnh, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Chỉnh cũng chính là Phó chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam thành lập năm 2011. Ông chủ của Tùng Lâm là một trong 11 thành viên sáng lập của hiệp hội.

Năm 2012, khi Chính phủ quyết định áp dụng xăng sinh học E5 làm nhiên liệu thay thế cho xăng A92 truyền thống. Để đáp ứng nhu cầu về sản xuất ethanol trong nước, Tùng Lâm đã đầu tư thêm một nhà máy sản xuất ethanol.

Ngoài ra, theo thông tin công bố trên website, doanh nghiệp này còn sở hữu một Nhà máy sản xuất chè (Công ty TNHH MTV Tùng Lâm Hòa Bình) và đồng thời công ty cũng có 1 chi nhánh tại Nanning, Trung Quốc.

Mới đây, nhằm thực hiện lộ trình thay thế 100% xăng RON 92 bằng xăng sinh học E5 trên toàn quốc từ năm nay, cơ quan quản lý đang tính đến việc khôi phục Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất, một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương, vào quý I/2018.

ho so cong ty duy nhat cung cap ethanol de pha xang e5 o viet nam Dự báo thời tiết hôm nay 21/1: Bắc Bộ chìm trong sương mù, mưa phùn

Ngày cuối tuần các tỉnh miền Bắc tiếp tục có sương mù và mưa phùn rải rác, sáng sớm trời se lạnh. Phía Nam trời ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.