Hoà Phát, Đức Giang, Thaco Group... gia nhập ngành bôxit – nhôm

VCSC cho biết, gần đây, 6 công ty thuộc khu vực tư nhân đã xin gia nhập ngành bôxit - nhôm, dự kiến công suất alumin của Việt Nam tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này.

Trong báo cáo cập nhật về ngành bôxit – nhôm, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, gần đây, 6 công ty thuộc khu vực tư nhân đã xin gia nhập ngành bôxit - nhôm, tương ứng công suất alumin của Việt Nam có khả năng tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này.

Các công ty bao gồm Hòa Phát, Hóa chất Đức Giang, Đầu tư Việt Phương, Sovico, Thaco Group, Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân (thuộc Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân, thương hiệu Gas Hồng Hà ).

Công ty duy nhất đang hoạt động trong ngành là công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). VCSC tin rằng các công ty có năng lực trong khu vực tư nhân có thể cạnh tranh hơn về chi phí so với Vinacomin và có thể hiệu quả hơn về vốn. 

Dự án nhôm duy nhất đã được phê duyệt ở Việt Nam là dự án luyện nhôm của Trần Hồng Quân với kế hoạch chi 690 triệu USD (80% vốn từ vay nợ) để xây dựng nhà máy luyện kim, bắt đầu xây dựng vào năm 2015, tạm dừng vào năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Theo công ty, sự trì hoãn này là do cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp xung quanh chậm phát triển. 

Ngoại trừ dự án này, VCSC dự báo sẽ không có dự án nào trong các dự án trên được đưa vào hoạt động trước năm 2025. Hiện, Hóa chất Đức Giang và Hòa Phát đang xin cấp phép.

 

Theo Giám đốc Điều hành của Đức Giang, với giá alumin hiện tại, giai đoạn đầu của dự án có thể mang lại doanh thu tương đương với hoạt động kinh doanh photpho hiện tại của là 10.000 tỷ đồng.

Dựa theo nhận xét này, VCSC ước tính rằng Đức Giang có thể sản xuất 1,2 triệu tấn alumin trong giai đoạn đầu của dự án. VCSC ước tính rằng công ty đặt kế hoạch vốn xây dựng cơ bản trị giá 1,3 tỷ USD cho ít nhất 2 triệu tấn alumin mỗi năm, tương đương vốn xây dựng cơ bản là 650 USD cho mỗi tấn alumin. 

Về Hòa Phát, công ty đã nghiên cứu đầu tư vào một dự án bôxit-nhôm sau năm 2025. Quy mô dự án đề xuất của Hoà Phát bao gồm khoảng 5 triệu tấn bôxit đã qua chế biến, 2 triệu tấn alumin và 500.000 tấn nhôm.

Tổng vốn xây dựng cơ bản ước tính của dự án là 100.000 tỷ đồng. VCSC cho rằng điều này là do Hoà Phát đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện gió 1.500 MW để tự cung cấp điện - đặc biệt là cho quá trình điện phân alumin thành nhôm.

Tại ĐHCĐ của Hoà Phát vào tháng 5 vừa qua, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết dự án bôxit-nhôm này vẫn đang ở giai đoạn đầu và có thể mất ít nhất 3 đến 4 năm để hoàn thiện các chi tiết.

Về phần Vinacomin, công ty khai thác mỏ bôxit riêng và vận hành 2 nhà máy alumin ở Tây Nguyên. Hai dự án này là Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông). Mỗi dự án có công suất sản xuất thiết kế là 650,000 tấn/năm, và tổng vốn xây dựng cơ bản khoảng 32.000 tỷ đồng.

Vinacomin đã hoạt động gần 100% công suất kể từ khi các nhà máy alumin của dự án này đi vào hoạt động và những năm sau này đã vượt công suất thiết kế, bắt đầu có lãi từ năm 2017. Giá thành khâu sản xuất cho mỗi tấn alumin của Vinacomin đã giảm 25% trong giai đoạn 2013 – 2020.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.