Mới đây, cậu chuyện về một học sinh trường THPT Phan Đình Phùng bị bỏng nặng trong giờ thực hành Hóa học (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Điều khiến dư luận lo ngại là khi xảy ra sự cố trên, lớp thực hành không có giáo viên hướng dẫn. Chỉ khi phát hiện sự việc, giáo viên mới xuất hiện.
Để hiểu hơn về những quy định an toàn trong phòng thí nghiệm, Pháp Luật Plus đã trao đổi với PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
TS Côn chia sẻ: “Đối với sinh viên tại các trường đại học, việc bắt đầu thực hành thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm là việc học các quy định cũng như nội quy của phòng thí nghiệm.
Các em sẽ được học về quy định an toàn phòng thí nghiệm, an toàn cháy nổ, các phản ứng oxi hóa, và đặc biệt là cách xử trí khi xảy ra sự cố”.
Đây là những quy định bắt buộc đối với các sinh viên khi bắt đầu những giờ học thực hành thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm.
Đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thì người giáo viên hướng dẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các tiết học của học sinh.
“Một điều quan trọng nữa trong quy định là việc giáo viên phải có mặt 24/24 khi các học sinh thực hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Đối với các trường đại học, trong giờ thực hành của học sinh phải có hai giáo viên hướng dẫn thường xuyên quan sát, hướng dẫn các sinh viên.
Còn đối với học sinh THPT thì nhiệm vụ của giáo viên lại trở nên càng quan trọng hơn nữa, vì các em rất hiếu động”,TS Côn cho hay.
PGT.TS Trần Hồng Côn chia sẻ về những điều bắt buộc trong phòng thí nghiệm hóa học. Ảnh: Phương Liên |
Chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy của mình, TS Côn cho rằng, mỗi phòng thí nghiệm đều phải có kho hóa chất và dụng cụ riêng. Đặc biệt, đối với một số loại hóa chất dễ phát nổ cần để riêng.
“Với dung môi hữu cơ không được phép để cạnh những nơi phát nhiệt. Kiềm và axit là hai loại hóa chất phải để riêng. Với học sinh trung học phổ thông, các em chỉ được sử dụng axit loãng, đặc biệt loại axit sunfuric các em không được phép sử dụng”.
Ngoài ra TS Côn cũng chia sẻ đối với giáo viên, chỉ chuẩn bị những hóa chất, thiết bị cần thiết cho bài thực hành ra phòng thí nghiệm cho học sinh. Trước khi cho học sinh làm thực hành cần phổ biến nội đầy đủ nội quy phòng thí nghiệm cho học sinh.
Cũng theo TS Côn, giáo viên nên cảnh báo trước cho học sinh những thí nghiệm, hóa chất có thể gấy nguy hiểm; hướng dẫn kĩ học sinh từng thao tác khi làm thí nghiệm.
Bên cạnh đó, giáo viên phải kiểm soát hóa chất thừa, dụng cụ sau buổi thí nghiệm tránh tình trạng học sinh lấy trộm.
Đối với học sinh, TS Côn lưu ý, các em cần tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của giáo viên. Các em chỉ làm những thí nghiệm được hướng dẫn và đặc biệt không tự ý vào kho hóa chất.
“Nếu không may xảy ra tai nạn, giáo viên và học sinh phải bình tĩnh xử lý. Báo cho giáo viên biết để xử lý các vết thương nếu có”, TS Côn cho hay.
Trường THPT Phan Đình Phùng xin lỗi nữ sinh bị bỏng trong vụ nổ ở phòng thí nghiệm
Trường THPT Phan Đình Phùng đã công khai xin lỗi nữ sinh Đ.D.A và thừa nhận đã xử lý chậm trễ sự việc này đồng ... |