Bà mẹ động viên con sau khi con rời phòng thi trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với gương mặt buồn bã. Ảnh: Phan Anh-Tô Thế |
Riêng Hà Nội sẽ có hơn 32.000 học sinh không có suất vào lớp 10 trường công lập trong kỳ thi năm 2018. Cả nước cũng có thêm hàng vạn học sinh khác, ở lứa tuổi 15, đang chông chênh xác định mục tiêu cho mình.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều con đường học tập khác đang chờ các em…
32.000 học sinh của Hà Nội sẽ về đâu?
Các địa phương trên cả nước đang rục rịch công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa bàn, cùng với đó là nước mắt và nụ cười của hàng triệu phụ huynh.
Thi cử sẽ khó tránh việc người đỗ người trượt, nhưng với những người làm cha, làm mẹ, ai cũng mong điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình. Thi trượt đại học còn có nhiều lựa chọn. Nếu thi trượt lớp 10, học sinh ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” sẽ đi về đâu? Đây là những lo lắng, suy tư của rất nhiều phụ huynh có con thuộc lứa “Dê vàng” thi chuyển cấp năm nay.
Tại Hà Nội, những ngày qua, nhìn các mẹ chạy đôn chạy đáo mà nghĩ xót xa. Ngay từ ngày 22.6, sau khi biết điểm thi, vì điểm thấp hơn kỳ vọng, nhiều phụ huynh đã lao vào "cuộc chiến" giành một suất học trường dân lập cho con. Có người lo mà không dám nói với con.
Nhiều phụ huynh cẩn thận hơn, từ nhiều tháng trước đã chuẩn bị phương án 2, ngoài việc đăng ký nguyện vọng vào 2 trường công lập, họ còn chuẩn bị sẵn hồ sơ để “rải” vào các trường dân lập “giữ chỗ” cho con. Vì ai cũng biết học sinh chuyển cấp năm nay tăng đột biến. Thậm chí, nộp hồ sơ vào các trường dân lập sẽ phải đóng một khoản lên đến tiền triệu gọi là "phí ghi danh, giữ chỗ", phụ huynh vẫn chấp nhận vì không muốn bỏ lỡ cơ hội nào.
Với 94.499 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập, nhưng chỉ tiêu chỉ có 63.050. Như vậy, gần 32.000 em sẽ không có cơ hội vào cơ sở giáo dục công lập. Các em sẽ sang học tại trường tư thục có học phí đắt đỏ, hoặc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề.
Tương tự, hàng vạn học sinh khác trên cả nước, nếu không trúng tuyển vào lớp 10 trường công lập năm nay cũng sẽ phải đi theo những hướng này.
Nên phá bỏ rào cản "trượt trường công mới vào trường tư"
Thực tế cho thấy, những năm qua trong khi hệ thống trường phổ thông công lập quá tải thì hệ thống trường trung cấp, học nghề lại gặp khó khăn trong việc thu hút học sinh. Nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý hướng con em đi theo con đường khoa bảng, với những bước tuần tự như vào trường THPT công lập, rồi vào đại học. Rào cản này khiến cho việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS gặp khó khăn.
Trong khi đó, Hà Nội và nhiều địa phương khác đều có những trường nghề uy tín, vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề cho học sinh. Thậm chí, có trường còn đảm bảo việc làm cho các em, hoặc học sinh có thể học lên cao đẳng, đại học. Nếu trong kỳ thi này, con em mình không thể vào được lớp 10 trường công lập, phụ huynh không nên thất vọng. Bởi vào lớp 10 trường công không phải là con đường duy nhất để thành công.
Còn với hệ thống các trường dân lập, nhiều phụ huynh e ngại vì học phí cao, trong khi không phải trường nào cũng có chất lượng tốt.
Về điều này, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho rằng,
để trường tư có điều kiện đầu tư nhiều hơn về chất lượng, có học phí phù hợp với phần đông người dân thì trường tư cần phải được đối xử công bằng như trường công. Tức là Nhà nước phải có sự đầu tư, xã hội nên phá bỏ rào cản trong suy nghĩ, "rằng trượt trường công mới phải vào trường tư để học".
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm 2018 ở Hà Nội
Dự kiến trong ngày mai (29/6), Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2018 - 2019. |
Điểm chuẩn vào lớp 10 Hải Phòng năm 2018: Cao nhất là 50,8 điểm
Chiều 22/6, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã công bố chính thức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn thành ... |