Học tại chức làm việc tốt hơn vì có kinh nghiệm thực tế?

Theo một người từng theo học hệ tại chức, tấm bằng khi ra trường không thể như hệ chính quy nhưng có thể xếp “một 8, một 10”.
Tâm sự của một cử nhân đại học hệ tại chức Theo học viên này, người học tại chức có thể đáp ứng công việc tốt hơn so với sinh viên chính quy bởi họ đã có kinh nghiệm sản xuất, cũng như thực tế xã hội.

Những ngày qua, dư luận quan tâm thông tin sắp tới, có thể sẽ không còn bằng chính quy và tại chức.

Người học tại chức nói gì?

Theo VTV, một cử nhân hệ tại chức cho biết do thất bại ở kỳ thi chính quy, cùng với việc đang đi làm nên không có nhiều thời gian, người này quyết định học tại chức.

"Để vào tại chức, 100% thí sinh phải đến dự thi đông đủ. Sinh viên có thể nhờ người học hộ một đến hai buổi. Học tại chức, thầy cô cũng tạo điều kiện hơn. Nếu như các bạn học chính quy phải trả lời 3 câu, học tại chức chỉ cần trả lời được 2 câu đã vượt qua kỳ thi", người học tại chức bật mí.

hoc tai chuc lam viec tot hon vi co kinh nghiem thuc te

Việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức khiến dư luận băn khoăn về chất lượng có ngang bằng? Ảnh minh họa.

Người này rút ra kết luận học tại chức không thể bằng chính quy nhưng có thể xếp "một 8, một 10". Tuy nhiên, học tại chức có thể đáp ứng công việc tốt hơn vì có kinh nghiệm trong thực tế và xã hội.

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, lý do đề xuất không phân biệt bằng chính quy và tại chức ở bậc đại học bởi đây là xu hướng quốc tế và cũng là giải pháp cần thiết để thiết lập lại chuẩn chung trong đào tạo đại học ở Việt Nam, tránh việc phân biệt hạng một, hạng hai trong đào tạo đại học. Việc phân hạng sẽ khiến cả cơ sở đào tạo lẫn người học đều trong tâm thế học tập thiếu nghiêm túc.

Nhiều chuyên gia lo lắng

Câu chuyện không phân biệt bằng tại chức và chính quy khiến nhiều chuyên gia lo lắng. Theo PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội, loại hình đào tạo chính quy và tại chức hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, đào tạo và quan niệm của xã hội.

Trên thực tế, hai loại hình đào tạo này hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động.

Cụ thể, theo PGS Trần Văn Tớp, các đại học tuyển sinh và đào tạo hệ chính quy rất khắt khe. Dù quy chế cho các trường có thể xét tuyển theo hồ sơ nhưng phần lớn vẫn áp dụng thi tuyển hoặc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Một số trường xét tuyển theo hồ sơ nhưng chỉ nhằm vào học sinh khá, giỏi.

Trong khi đó, việc tuyển sinh hệ đào tạo tại chức dễ hơn. Nếu hệ không tập trung tuyển sinh chặt chẽ và lấy điểm chuẩn đầu vào như đại học hệ tập trung thì khó, thậm chí không thể tuyển sinh được. Ngay cả khi xét tuyển được, khả năng tốt nghiệp của sinh viên hệ này cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung.

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho rằng ở nước ta lâu nay, chương trình đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn. Hệ vừa học vừa làm chương trình học bị cắt xén, đánh giá lỏng lẻo hơn, khi chất lượng không như nhau chưa thể cấp một loại văn bằng.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.