Sáng 5/12, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Phối cảnh thiết kế bến xe Yên Sở. (Ảnh: Xuân Hoa). |
Theo quy hoạch, trong trung hạn, Hà Nội sẽ xây dựng bến xe khách Yên Sở với diện tích khoảng 3,4 ha để hỗ trợ cho các bến xe hiện có.
Về lâu dài, sau khi đầu tư xong bến xe khách chính phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - đường vành đai 4) thì các bến xe khách Yên Sở, Nước Ngầm sẽ được đồng thời chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe.
Khi đó, các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại 2 bến này được điều chuyển về bến xe khách đầu mối tập trung phía Nam.
Việc xây dựng bến xe Yên Sở trước đó đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, Bộ GTVT cho rằng Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ (như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.
Tuy nhiên, trả lời báo chí tại buổi họp báo trước kỳ họp HĐND, Trưởng ban Đô thị (cơ quan thẩm tra nghị quyết) Nguyễn Nguyên Quân cho hay góp ý của các Bộ và các nhà khoa học đều khẳng định sự cần thiết đầu tư bến xe Yên Sở và "quan trọng là đúng quy hoạch".
Ông nói khi chưa có bến xe mới ở khu vực Ngọc Hồi thì bến Yên Sở vẫn phát huy được vai trò trong giao thông vận tải của thành phố.
Vị trí xây dựng bến xe Yên Sở sát đường vành đai 3, khu vực thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm. (Ảnh: Anh Duy). |
Thiết kế bến xe Yên Sở gồm tòa nhà hình tròn 3 tầng, diện tích 2.000 m2, công suất 1.000 xe mỗi ngày. Trong đó, tầng một là nơi bán vé và cửa hàng cho thuê, tầng hai sẽ kinh doanh đồ ăn nhanh. Ngoài ra, tầng hầm rộng khoảng 5.000 m2 được dùng làm nơi trông giữ xe cho hành khách.
Sở Giao thông cho rằng đây sẽ là bến xe khách hiện đại nhất cả nước; khép kín từ khu vực đón, trả khách, xe xếp chỗ cho đến bán vé. Hầu hết các công đoạn tại bến xe được tự động hóa như kiểm soát xe ra, hiển thị thông tin về chuyến xe, giờ xuất bến...
Nghị quyết được cơ quan dân cử thông qua cũng đề cập đến việc các bến xe khách liên tỉnh nằm sâu trong phạm vi đô thị trung tâm "tạm thời được giữ lại". Cụ thể, các bến xe lớn nằm trong trung tâm đô thị như bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ thực hiện quy hoạch và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô hiện có. Trong dài hạn, Hà Nội sẽ quy hoạch mới 7 bến xe khách liên tỉnh phục vụ đô thị trung tâm, gồm: Bến xe khách phía Bắc 10 ha; bến xe khách Đông Anh 5,3 ha; bến xe khách phía Đông Bắc (bến xe Cổ Bi) 10,4 ha; bến xe khách phía Nam 10 ha; bến xe khách Yên Nghĩa 7 ha; bến xe khách phía Tây 5 ha; bến xe khách phía Tây Bắc (Phùng) 15 ha. |
Hà Nội điều chuyển xe khách từ Giáp Bát về bến Yên Sở: Ai cũng lo
Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi xây mới bến xe khách phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - ngoài vành đai 4) sẽ ... |
Tại sao Hà Nội 'quyết' xây bến xe Yên Sở dù bị phản đối?
Hà Nội thông tin về việc xây dựng bến xe Yên Sở dù Bộ GTVT, nhiều chuyên gia và người dân phản đối. |
Hà Nội không nên xây bến xe Yên Sở, đừng 'dẹp' bến Mỹ Đình
Bộ GTVT cho rằng Hà Nội không nên xây bến xe Yên Sở vì để tránh lãng phí và nên giữ ổn định các bến ... |
Hà Nội thêm bến xe Yên Sở: Hợp lý hay chắp vá, lãng phí?
Việc TP Hà Nội “gật đầu” cho xây dựng bến xe Yên Sở nằm gần đường vành đai 3 đã làm "nóng" dư luận và ... |
Bến xe Yên Sở bị người dân phản đối: Sở GTVT Hà Nội nói phù hợp
"Công tác triển khai xây dựng Bến xe khách Yên Sở trong giai đoạn hiện này là hoàn toàn phù hợp với tiến độ định ... |
Cận cảnh dự án bến xe Yên Sở bị dân chung cư treo băng rôn phản đối
Dự án bến xe Yên Sở đang gấp rút san lấp mặt bằng trong khi bị người dân ở chung cư bên cạnh treo băng ... |
Yêu cầu làm rõ những 'bất thường' ở dự án bến xe Yên Sở
Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội khẩn cấp xem xét, rà soát về dự án bến xe Yên ... |