Hai năm thử nghiệm thành công với dòng nhạc Pop lồng ghép âm nhạc dân tộc, Bích Phương nhận được phản hồi tích cực từ giới chuyên môn và người hâm mộ. Nữ ca sĩ ra mắt dự án Việt Nam, Việt Nam vào giữa năm 2017, đánh dấu sự chuyển mình từ hình ảnh "thánh nữ sầu muộn" với phong cách gợi cảm, ma mị, nữ quyền trong ba MV mới.
Tạo hình của Bích Phương trong ba MV dự án "Việt Nam, Việt Nam". |
Không khó để nhận ra, ba sản phẩm âm nhạc Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau, Bùa yêu, Chỉ ngả em nâng đều tôn vinh những giá trị văn hóa từ trang phục, phong cảnh, lối sống, đạo đức và cách thể hiện tình cảm của con người, dân tộc Việt Nam.
Tôn vinh vẻ đẹp quê hương, Bích Phương khéo léo lồng ghép hơi thở hiện đại trong từng sản phẩm âm nhạc với thể loại, bản phối mới mẻ từ nhiều xu hướng thịnh hành hiện này như Tropical House, Chill, Pop – Moombahton…
Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau – MV tôn vinh vẻ đẹp rừng núi Tây Bắc
Sản phẩm mở đầu dự án Việt Nam, Việt Nam tái hiện câu chuyện tình yêu của cô gái vùng xuôi và anh chàng người dân tộc Dao. Từng khoảnh khắc hai người bên nhau, thăm qua bản làng vẽ nên bức tranh khung cảnh rừng núi Tây Bắc một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Các tục lệ cưới hỏi, sinh hoạt hàng ngày, cách thể hiện tình cảm… được khắc họa thông qua từng cảnh quay.
Bích Phương diện trang phục truyền thống của người Dao trong MV "Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau" (Ảnh: VTC) |
Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau được ghi hình tại thác Bản Giốc – một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc Việt Nam. Hình ảnh thác nước cuồn cuộn chảy cùng cảnh núi rừng hùng vĩ, xanh mướt mang đến cho người xem cái nhìn mới mẻ về thiên nhiên đất nước. Thậm chí, trang phục dân tộc Dao được thêu dệt cầu kì tạo nên sự đặc biệt cho MV.
Ca khúc tình yêu của nhạc sĩ Phạm Thanh Hà với giai điệu Pop dịu dàng, nói về nghĩa tình, lòng thương yêu của vợ chồng, gia đình Việt Nam trong bối cảnh văn hóa xã hội hiện đại. Cùng với nội dung MV sâu sắc, Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau tạo nên xu hướng âm nhạc mới mẻ tại Việt Nam.
Nữ ca sĩ tôn vinh vẻ đẹp dân tộc trong MV đầu tay dự án "Việt Nam, Việt Nam" |
Bùa yêu – dấu ấn Việt Nam đậm nét trong từng khoảnh khắc
Ngày 12/5, Bích Phương đã tạo nên cơn sốt âm nhạc khi phát hành MV Bùa yêu – sản phẩm thứ 2 nằm trong dự án Việt Nam, Việt Nam. Sản phẩm được khán giả kì vọng không riêng tạo hình ma mị, quyến rũ, hơn cả, giọng ca gốc Quảng Ninh lồng ghép những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc trong những sản phẩm âm nhạc phục vụ đời sống tinh thần giới trẻ. Đây được xem là 'phát súng đầu tiên' cho việc kêu gọi bảo vệ di sản phi vật thể của dân tộc khi giải trí Việt Nam du nhập nhiều sản phẩm âm nhạc Quốc tế.
Yếu tố văn hóa dân gian được thể hiện rõ nét thông qua trò chơi ô ăn quan, hình ảnh trang điểm giống nghệ sĩ tuồng, những trang phục hơi hướng truyền thống. Thêm đó, hình ảnh trầu têm cánh phượng xuất hiện như một dẫn dắt cho câu chuyện tình yêu của chàng trai ngoại quốc và cô gái. Trò chơi truyền thống ô ăn quan vốn tưởng chừng chỉ dành cho trẻ em thời xưa lại khiến chàng trai bối rối bởi sự linh hoạt và nhanh nhẹn của cô gái người Việt.
Tạo hình ma mị của Bích Phương trong MV "Bùa yêu" (Ảnh: Lao động) |
Chưa dừng lại ở việc tôn vinh vẻ đẹp trang phục, lối sống Việt Nam, những công việc nấu ăn, thêu thùa gợi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ khéo léo, tinh tế. Thậm chí, những món ăn như bún riêu – nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của miền Bắc được tái hiện trong MV.
Chỉ ngả em nâng – hồn cốt Việt sống giữa văn hóa Ấn Độ
Tựa đề bài hát xuất phát từ câu thành ngữ "Chị ngã em nâng" trong dân gian Việt Nam. Ở một số vùng miền, ngã được đọc thành ngả, vì vậy cách gọi này được sử dụng phổ biến và mạng đậm phong vị ngôn ngữ quê hương trong sản phẩm âm nhạc hiện đại, trẻ trung.
Làm mới một giá trị đạo đức truyền thống giữa cuộc chuyển mình của xã hội hiện đại, Bích Phương khéo léo sáng tạo cách đặt tên bài hát, nâng cao thông điệp gửi gắm tới khán giả đại chúng. Không đến lúc ngã, chỉ cần ngả nghiêng, bạn bè, chị em cũng cần sự giúp đỡ. Điều này thể hiện lối sống chân thật, gần gũi, giàu tình cảm của người Việt.
Tạo hình bà đồng cốt của Bích Phương trong MV "Chị ngả em nâng". |
Nữ ca sĩ kể câu chuyện tình chị em thân thiết, cùng nhau ăn bánh, chải tóc, chăm sóc từ ngày thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Tình chị em, yêu thươn gia đình lớn hơn khi nữ ca sĩ vào vai người hộ sinh cho em gái. Thậm chí, nạn bạo hành phụ nữ tại Việt Nam cũng được Bích Phương lên án trong MV Chị ngả em nâng.
Bên cạnh đó, những hình ảnh bà đồng cốt trở thành đặc trưng văn hóa người châu Á, gần gũi tín ngưỡng tâm linh người Việt.
Lời hát của ca khúc cũng đậm tính nhân văn, gần gũi với thế hệ trẻ với những câu: "Em ở đây bên cạnh chị, khóc mất xinh/ Chúng ta xưa nay vẫn luôn đùm bọc khi khó khăn/ Nghe hơi văn mẫu cách đây mười năm/ Nhưng mà em đang thật lòng đấy biết không?".
XEM THÊM
Bích Phương tung teaser rùng rợn, ma mị 'Chị ngả em nâng'
Bích Phương giới thiệu tới khán giả những phân cảnh trong MV mới tựa đề "Chị ngả em nâng" với tạo hình mang tính tâm linh, ... |
Âm nhạc Việt trong 20 năm: có khởi sắc những nhiều tranh cãi
Tính đến thời điểm hiện tại, nền âm nhạc Việt Nam có sự đổi mới, bước chuyển mình rõ ràng và hiện đại. 20 năm trước, ... |
Vpop tuần 2/11: Hương Giang gây sốt, Bích Phương công bố dự án âm nhạc mới
Sự trở lại của nhiều tên tuổi Hương Giang, Bích Phương, Nguyễn Trần Trung Quân… với sản phẩm âm nhạc chất lượng đánh dấu sự ... |