Với việc EVFTA chính thức có hiệu lực từ hôm nay (1/8)Việt Nam và EU sẽ cam kết xóa bỏ các rào cản thuế quan theo lộ trình nhất định. Hiệp định tự do kì vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược để đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt nam và EU trong thời gian tới.
Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trên thế giới trong năm 2019 trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 ở châu Á và thứ 2 tại Đông Nam Á của EU.
Về đầu tư trực tiếp, 5 tháng năm 2020, EU có 26/27 nước đầu tư tại Việt Nam với 2.040 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 21,66 tỉ USD (tăng 553 triệu USD).
Các mặt hàng kì vọng được hưởng lợi từ EVFTA của Việt Nam là nhóm hàng dệt may, may mặc và nông - lâm - thủy sản. Bộ Công thương cũng cho biết đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định thương mại tự do.
Theo cam kết ban đầu, EU sẽ lập tức xóa bỏ 85,6% các dòng thuế và sau 7 năm, tỉ lệ này sẽ lên dến 99,2%, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khâu sang EU của Việt Nam. 0,3% kim ngạch còn lại, EU cam kết cho Việt Nam hạn ngạch thếu quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Tuy nhiên, cơ hội sẽ luôn đi kèm với thách thức. Một ví dụ cụ thể là trường hợp của ngành dệt may, khi EVFTA áp qui tắc xuất xứ tương đối chặt, nguyên liệu dệt vải phải được sản xuất ở Việt Nam hoặc các nước EU (có linh hoạt 8% - 10% tùy chất liệu).
Hiện tại, ngành dệt may Việt vẫn chưa thật sự chủ động nguồn cung nguyên liệu trong nước, trong khi đa số các đơn hàng nhận về là làm gia công theo chỉ định của khách hàng.
Qui tắc xuất xứ ngoài việc tạo áp lực cho các doanh nghiệp nhưng cũng tạo động lực để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng trong xuất khẩu.