Hôm nay cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa

Hai năm 4 tháng sau khi bị bắt, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa cùng 49 đồng phạm, bị truy tố trong sai phạm kéo dài 9 năm, gây thiệt hại hơn 4.300 tỷ đồng.

Phạm Thị Hải Ninh, cựu phó ban đầu tư Tập đoàn FLC.

 Chu Tiến Vượng, cựu phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS.

 Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết).

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là một trong những người được đưa đến TAND Hà Nội sớm nhất, từ 7h.

 Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC.

Ngày 22/7, TAND Hà Nội dự kiến khai mạc phiên xét xử với số lượng người triệu tập cao kỷ lục: 50 bị cáo, gần 100 luật sư, hơn 30.000 bị hại và 63.000 nhà đầu tư cùng nhiều người liên quan.

Giống vụ án Tân Hoàng Minh, TAND Hà Nội tiếp tục dựng rạp ngoài trời với màn hình lớn để người được triệu tập thuận tiện theo dõi phiên toà.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, sáng 22/7. Ảnh: Giang Huy

Ông Quyết, 49 tuổi, bị VKSND Tối cao truy tố 2 tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luật sư của ông Quyết cho hay sức khỏe của thân chủ ổn định sau thời gian chữa bệnh lao. Ông vừa được gia đình nộp thêm 23 tỷ đồng. Hiện ông là người khắc phục nhiều tiền nhất trong 50 bị cáo, với 212,5 tỷ đồng.

Ông Quyết và hai em gái, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga, bị kê biên hơn 2.200 m2 nhà đất tại quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy (Hà Nội). VKSND Tối cao ghi nhận hai em gái ông Quyết, mỗi người đã nộp 100 triệu đồng khắc phục hậu quả.

Rạp ngoài trời dựng ở cổng vào số 2 với sức chứa hơn 500 người. Ảnh: Huy Mạnh 

Trong 50 bị cáo, phần lớn là các lãnh đạo và nhân viên của các công ty thuộc "hệ sinh thái" 82 công ty của FLC. Họ đồng thời là anh em, bạn bè ông Quyết. Ngoài ra có 7 cựu cán bộ thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Ông Quyết (bị bắt tháng 3/2022) cùng 26 bị cáo đang bị tạm giam. 23 người còn lại được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

"Cánh tay phải" của ông Quyết trong vụ án được xác định là Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, song đang bỏ trốn. Nhà chức trách cho hay ông Phương đã xuất cảnh sang Anh và chưa trở lại Việt Nam. Cơ quan điều tra đã tách hành vi của ông này để xử lý sau.

Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, được xác định đang bỏ trốn. Ảnh: Xuân Hoa 

Theo cáo trạng, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 82 công ty, 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, năm 2014, ông Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế và Doãn Văn Phương tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ông Phương và bà Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

VKSND Tối cao cho rằng một số cựu cán bộ Ủy ban chứng khoán nhà nước, trung tâm lưu ký chứng khoán và sàn HOSE biết sai phạm, nhưng do "lo sợ, do quen biết, muốn tạo điều kiện" vẫn chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Cáo trạng nêu sai phạm kéo dài của các bị can trong năm 2014-2016 khiến nhà đầu tư chứng khoán lầm tưởng cổ phiếu ROS có giá trị thật. Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Hành vi này khiến ông Quyết bị truy tố Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài theo dõi tại rạp hoặc trong phòng xét xử chính, người được triệu tập có thể theo dõi phiên xét xử trong một hội trường, qua màn hình lớn. Ảnh: Ngọc Thành 

Với tội Thao túng thị trường chứng khoán (năm 2017-2022), VKSND Tối cao cáo buộc ông Quyết chỉ đạo em gái Huế mượn giấy tờ của 45 người đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán để thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Trong khi đó, em gái còn lại của ông Quyết, bị cáo Nga, với tư cách Phó Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần chứng khoán BOS, liên tục cấp hạn mức khống cho các tài khoản này mua cổ phiếu, dù không hề có tiền. Tổng số tiền được bà Nga cấp khống, qua hơn 1.500 lần, được xác định lên tới 170.000 tỷ đồng.

 

5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Việc thao túng cổ phiếu AMD diễn ra trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực nên ông Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã còn lại, tổng tiền 684 tỷ đồng. Ông Quyết và bà Huế phải nộp lại số tiền thu lợi từ mã AMD.

Trong cả hai sai phạm, ông Quyết đều bị xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo toàn bộ hành vi của các đồng phạm.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là một trong những người được đưa đến TAND Hà Nội sớm nhất. Ông Quyết mặc sơ mi trắng, là bị cáo duy nhất không đeo khẩu trang. Nét mặt hốc hác hơn so với lúc bị bắt.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.