Hơn 10.500 vụ buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo ‘Made in Vietnam’

Chỉ 6 tháng đầu năm 2019, đã có hơn 10.500 vụ buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam bị phát hiện. Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã xây dựng kế hoạch ngăn chặn.

Chống giả mạo "Made in Vietnam" trong một năm

Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết trong 6 tháng qua, các lực lượng đã phát hiện và xử lí 10.517 vụ việc vi phạm, nộp ngân sách hơn 1.007 tỉ đồng. Có 20 vụ khởi tố hình sự. Ngoài ra còn tổ chức thanh tra, kiểm tra 29.283 doanh nghiệp, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4.819 tỉ đồng.

Cơ quan này lưu ý đây nổi lên tình trạng vận chuyển ma tuý, buôn bán hàng hoá sản xuất từ bên ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ "made in Vietnam" để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt Nam và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

IMG_1538

Chống giả "Made in Vietnam" là nhiệm vụ hàng đầu. (Ảnh minh họa: Tất Đạt).

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chống hàng hóa sản xuất từ nước ngoài nhưng gắn mác "Made in Vietnam" được nhập lậu qua biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ, đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Ban Chỉ đạo 389 đã xây dựng Kế hoạch tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.

Kế hoạch sẽ được triển khai trong vòng một năm, kể từ 1/8/2019, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng. Kế hoạch đưa ra giúp người tiêu dùng trong nước tránh bị đánh lừa, tránh các đối tượng lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ 3. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ chủ động tìm kẽ hở về cơ chế chính sách, để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí.

Ban Chỉ đạo 389 cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện Kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường, không làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Trang thương mại điện tử phải cung cấp đủ thông tin

Theo kế hoạch, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ vận động các chủ sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, trong đó có xuất xứ hàng hóa. Cục tiến hành rà soát và xử lí nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.


Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, quản lí chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh, chốt chặn tại một số đường mòn trọng điểm nhằm ngăn chặn tình trạng mang vác vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam qua biên giới.


Bộ Tài chính phải chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường công tác thu thập, trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình địa bàn. Từ đó, Hải quan sẽ kiểm tra, xử lí các hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.


Đặc biệt, Hải quan cần kiểm tra chặt chẽ việc khai báo mã HS cho mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, không để các đối tượng cố tình khai báo sai mã HS của nguyên liệu nhập khẩu để làm căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại các đơn vị cấp C/O. Cục Xuất nhập khẩu kiểm tra chặt chẽ việc cấp C/O theo các Hiệp định thương mại tự do FTA.

IMG_1264

Lực lượng Hải quan sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp C/O. (Ảnh: Tất Đạt).

Bộ cũng sẽ phối hợp với lực lượng Hải quan kiểm soát xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu, đồng thời xử lí các đối tượng lợi dụng việc xuất, nhập khẩu để vận chuyển trái phép hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.


Bộ Công an có nhiệm vụ chỉ đạo các các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra, phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.

Bộ cũng phải chỉ đạo ngành Thuế kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng hóa đơn quay vòng để hợp thức các loại hàng hóa nhập lậu, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp làm căn cứ xác định nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào trong nước để giả mạo nhãn mác, xuất xứ hàng Việt Nam.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.