Luật sư Trần Ngọc Trung : Asanzo ghi 'Made in Vietnam' không sai nếu dựa theo các Hiệp định thương mại

Phát biểu trong buổi tọa đàm “Thế nào là made in Việt Nam” sáng 17/7, luật sư Trần Ngọc Trung cho biết nếu xét theo tiêu chí xuất xứ với sự đa dạng của các bộ quy tắc, khả năng Asanzo "Made in Vietnam" vẫn có thể xảy ra. Đơn cử chúng ta có Hiệp định thương mại Asian và Asian Trung Quốc.

Theo thông tin đưa ra tại buổi Tọa đàm "Thế nào là Made in Vietnam?" tổ chức vào sáng 17/7/2019 tại Hà Nội, hiện Nhà nước chưa đưa ra quy định một sản phẩm thế nào thì được gán nhãn "Made in Việt Nam" cho những sản phẩm chỉ bán trong thị trường nội địa. Đối với sản phẩm xuất khẩu, hiện các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự xác định xuất xứ hàng hóa dựa theo Nghị định 89 và Nghị định 43 quy định về dán nhãn xuất xứ lên sản phẩm. 

Khả năng Asanzo Made in Vietnam có thể xảy ra

Liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và lùm xùm câu chuyện nhập linh kiện Trung Quốc của Tập đoàn Asanzo gần đây, luật sư Trần Ngọc Trung - Cố vấn cao cấp Công ty Luật Baker & McKenzie, nhấn mạnh chúng ta đang tồn tại hai quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ đó là ưu đãi và không ưu đãi.

67249254_638721819940409_1502846229812346880_n

Theo luật sư Trần Ngọc Trung, nếu xét theo tiêu chí xuất xứ với sự đa dạng của các bộ quy tắc, khả năng Asanzo "Made in Vietnam" vẫn có thể xảy ra, không thể nói Asanzo sai hay nhập nhèm trong việc ghi xuất xứ Made in Vietnam lên sản phẩm.

Trong quy định dán nhãn hàng hóa, pháp luật Việt Nam dành quyền và trách nhiệm cho nhà sản xuất, nhập khẩu tự xác định xuất xứ theo quy định hiện hành và các Hiệp định đã tham gia.

"Dựa vào một trong hai, vì hai cái trên khác nhau, nếu có hai cái xung đột thì cam kết quốc tế được ưu tiên. Nếu xét theo tiêu chí xuất xứ, với sự đa dạng của các bộ quy tắc, khả năng 'Asanzo made in Việt Nam' vẫn có thể xảy ra, đơn cử chúng ta có Hiệp định thương mại Asian và Asian Trung Quốc.

Theo Hiệp định Asian, nếu nguyên liệu nhập khẩu toàn bộ từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp, thì sản phẩm này không đạt xuất xứ Việt Nam, và không được ghi 'Made in Vietnam'. Nhưng nếu đánh giá theo Hiệp định Asian Trung Quốc thì Asanzo có thể ghi 'Made in Vietnam'.

Cụ thể, nguyên tắc cho phép coi tất cả các nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên (Trung Quốc đã là nước thành viên) toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu Trung Quốc có thể coi xuất xứ tại Việt Nam, khi quy trình sản xuất cuối cùng được thực hiện tại Việt Nam. Việc ghi 'made in' ở đâu rất đa dạng, có độ tùy biến cao, ở Việt Nam cũng như vậy", ông Trung nhấn mạnh.

Thay vì quản lí xuất xứ, nên quản lí chất lượng sản phẩm 

Ngoài ra, luật sư cũng lưu ý cần tránh biến việc gắn nhãn mác trở thành thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thay vì quản câu chuyện về xuất xứ, việc quản chất lượng sản phẩm của cơ quan quản đóng vai trò quan trọng hơn.

Nhận định về tình trạng gian lận thương mại, "đội lốt" hàng Việt Nam, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI), chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy đã phát hiện nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện những "công đoạn sản xuất đơn giản" nên đã từ chối cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

66401805_2365119757147494_4099199675876245504_n

Luật sư cho rằng" Việc ghi 'made in' ở đâu rất đa dạng, có độ tùy biến cao, ở Việt Nam cũng như vậy".

"Tình trạng gian lận thương mại giờ không còn như trước, doanh nghiệp sử dụng những phương thức tinh vi hơn, mua bán lòng vòng để việc truy suất nguồn gốc trở nên khó khăn hơn", bà Hương cho hay.

Vị đại diện VCCI cũng đề xuất cơ quan quản , đặc biệt là Hải quan, có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về điều kiện thế nào được viết "Made in Vietnam", theo bà Hương, cần phân biệt giữa quy trình gia công tại doanh nghiệp. Trong quy trình sản xuất, lắp ráp cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh, phải xác định linh kiện nào nhập khẩu, loại nào sản xuất ở Việt Nam. Còn hành vi thay nhãn mác, xé nhãn mác các nước để gắn nhãn mác mình là gian lận, lựa dối người tiêu dùng.

Để ngăn chặn gian lận thương mại, theo bà Hương, cần có sự hợp tác của các bộ ngành đặc biệt là hải quan, vì là nơi tiếp nhận nguyên liệu đầu vào và đi, nên cần kiểm tra chặt lô hàng về Việt Nam, đặc biệt là dưới dạng linh kiện và doanh nghiệp luồng xanh (chỉ cần khai báo là thông quan), có thể trong container là thành phẩm nhưng chỉ khai là nguyên liệu.

Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Asanzo trong thư gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lí thị trường và trong các bản giải trình về xuất xứ sản phẩm, cũng khẳng định theo quy định về việc ghi nhãn hàng hoá, bắt buộc doanh nghiệp phải ghi xuất xứ Việt Nam cho tất cả hàng hoá lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam. Điều này sẽ đúng dù linh kiện nhập về từ nhiều nước khác nhau, miễn là sản phẩm hoàn chỉnh tại Việt Nam.

Ông Tam thừa nhận hãng có nhập một phần linh kiện từ nước ngoài. Tuy nhiên, các công đoạn lắp ráp đều thực hiện tại Việt Nam. 

Cụ thể, khoảng 70% linh kiện được nhập từ nước ngoài và nhập từ nhiều nơi khác nhau, Asanzo đảm trách hoàn thiện khâu đầu, khâu cuối, kiểm định đảm bảo các quy định về chất lượng sản phẩm. Vị này khẳng định nếu quy định hàng hóa lắp ráp tại Việt Nam không được ghi xuất xứ Việt Nam thì Asanzo sẽ chấp hành, còn theo quy định hiện tại thì những sản phẩm của hãng là "Made in Vietnam".

Trong thư ngỏ phát đi hôm 29/6, phía Asanzo cũng khẳng định: "Việc Asanzo sử dụng linh kiện để lắp ráp sản phẩm và gắn nhãn Made in Vietnam là không vi phạm pháp luật". 

Tag:
chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.