Asanzo gửi thư lên Tổng Cục quản lí thị trường, mong muốn sớm kiểm tra, kết luận xuất xứ sản phẩm

Ông Tam mong muốn Tổng cục trưởng Tổng cục quản lí thị trường sớm xúc tiến việc kiểm tra Công ty Asanzo, sớm có kết luận khách quan. Điều này vừa giúp việc sản xuất kinh doanh khỏi đình đốn, vừa bảo vệ 2.000 công ăn việc làm đang bị đe doạ.

Sau những lùm xùm về xuất xứ nguồn gốc linh kiện, nhiều siêu thị điện máy đưa ra thông báo tạm dừng bán các sản phẩm Asanzo, CEO Phạm Văn Tam đã có thư gửi ông Nguyễn Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lí thị trường, mong muốn làm rõ thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của doanh nghiệp này. Ông Tam cũng khẳng định, Asazo sẽ hợp tác để làm rõ vấn trên.

Cụ thể, trong thư, ông Tam viết khoảng hai tuần qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặt nghi vấn Asanzo nhập khẩu sản phẩm điện tử gia dụng từ Trung Quốc, sau đó thay đổi xuất xứ thành Việt Nam để lừa người tiêu dùng. Thực tế từ đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo sản xuất và lắp ráp thành phẩm toàn bộ các sản phẩm điện tử gia dụng của mình mà không nhập khẩu thông qua một bên thứ 3 nào.

Asanzo gửi thư thỉnh cầu cơ quan chức năng sớm kết luận nghi vấn xuất xứ - Ảnh 1.

Ông Tam nói việc sớm có kết luận về xuất xử sản phẩm giúp việc sản xuất kinh doanh khỏi đình đốn, bảo vệ 2.000 công ăn việc làm đang bị đe doạ.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 đến nay, doanh nghiệp có nhập khẩu một số mặt hàng thông qua đối tác, đó là lí do trên thị trường hiện nay đang đồng thời tồn tại hai dòng hàng xuất xứ khác nhau, có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và báo chí.

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết theo quy định về việc ghi nhãn hàng hoá, bắt buộc doanh nghiệp phải ghi xuất xứ Việt Nam cho tất cả hàng hoá lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam. Điều này sẽ đúng dù linh kiện nhập về từ nhiều nước khác nhau, miễn là sản phẩm hoàn chỉnh tại Việt Nam.

"Vì thế, không có chuyện chúng tôi lừa dối người tiêu dùng khi ghi xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng Tivi do chúng tôi sản xuất. Thế nhưng nghi vấn trên đang khiến người tiêu dùng trong cả nước ngưng mua hàng. các nhà phân phối ngưng nhập hàng và tất cả tài khoản ngân hàng đều đã bị đóng băng, khiến cho việc kinh doanh đình trệ, khốn đốn", ông Tam thông tin.

Gửi thư lên Cục quản lí thị trường và các cơ quan chức năng, lãnh đạo doanh nghiệp này nói rằng rất mong muốn Tổng cục trưởng Tổng cục quản lí thị trường sớm xúc tiến việc kiểm tra công ty Asanzo, sớm có kết luận khách quan. Điều này vừa giúp việc sản xuất kinh doanh khỏi đình đốn, vừa bảo vệ 2.000 công ăn việc làm đang bị đe doạ.

Trước đó, tại buổi họp báo thường kì Bộ Công Thương chiều 4/7, đại diện Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết về quy tắc xuất xứ hàng hóa, các hiệp định thương mại không yêu cầu bắt buộc về việc ghi nhãn hàng hóa. Còn dự thảo về quy định ghi nhãn "Made in Vietnam" vẫn ở giai đoạn đầu và sẽ được ban hành ở cấp thông tư.

Cụ thể, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết: "Đối với những hàng hóa được lưu thông trong nước, đã có Nghị định 43 được soạn thảo.

Trong nghị định sẽ nêu rõ nhiều vấn đề về quy định hàng hóa, bất kể sản phẩm sản xuất tại Việt Nam hay nhập khẩu đều phải ghi nhãn. Hiện Bộ Công Thương đang soạn dự thảo về quy định ghi nhãn "Made in Vietnam" và dự thảo vẫn đang ở giai đoạn đầu. Dự thảo này sẽ ban hành ở cấp thông tư, khi đó sẽ phổ biến rộng rãi đến xin ý kiến người dân".

Theo đó, quy định ghi nhãn hàng hóa tiêu thụ trong nước của Việt Nam dù mang tính bắt buộc, nhưng để cho doanh nghiệp tự lựa chọn nội dung ghi nhãn phù hợp, liên quan tới xuất xứ.

"Đối với phương pháp phổ biến nhất là xác định hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trong sản phẩm và về quy định về xuất xứ hàng hoá chúng ta thực hiện theo các cam kết quốc tế", ông Hải thông tin thêm.

Trước đó, Asanzo cũng phải phát đi thông báo phản đối các đơn vị phân phối liên quan đến chính sách đổi trả hàng hoá thương hiệu Asanzo.

Doanh nghiệp này cho rằng không có chủ trương thu hồi hồi, đổi và bù sản phẩm mang thương hiệu Asanzo và không đồng ý, không chấp nhận các chính sách này của các đơn vị bán lẻ. 

Nguyên nhân bắt đầu từ thông tin sản phẩm Asanzo bị nghi ngờ nhập hàng Trung Quốc về gắn xuất xứ Việt Nam, sau đó các đơn vị Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Điện máy Chợ Lớn đã tổ chức thu các sản phẩm tivi Asanzo mà khách hàng đã mua, sau đó bù tiền để người tiêu dùng đổi qua tivi khác.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.