Hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, xâm hại mỗi năm

Theo khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới với học sinh Yên Bái và Tuyên Quang, 44% trẻ bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, đòn roi.
hon 2000 tre bi bao luc xam hai moi nam Thầy giáo mầm non: 'Không thể lấy áp lực chồng con, công việc là lý do để bạo hành trẻ!'
hon 2000 tre bi bao luc xam hai moi nam Những đứa bé không thể gửi nhà trẻ ở Sài Gòn
hon 2000 tre bi bao luc xam hai moi nam Sẽ giải thể nhóm trẻ ở Bình Dương của chủ cơ sở Mầm Xanh

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1990. Nhiều luật, chính sách liên quan đến phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em được ban hành. Tuy nhiên, bạo lực thân thể trẻ em vẫn đang là vấn đề lớn.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có trên 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức nghiêm trọng, cần được hỗ trợ, can thiệp. Theo khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới với học sinh tại hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, tát, đòn roi.

Báo cáo về can thiệp, hỗ trợ theo đường dây nóng phản ánh về bạo lực trẻ em, cứ 10 ca bạo lực thì có sáu ca là bạo lực thân thể, trong đó có bốn ca bạo lực gia đình, hai ca bạo lực học đường.

hon 2000 tre bi bao luc xam hai moi nam
Công an kiểm tra cơ sở giáo dục bị tố bạo lực trẻ. Ảnh: Sơn Hòa

Mới đây nhất, một bảo mẫu của cơ sở Mầm Xanh ở quận 12 (TP HCM) bị khởi tố, bắt giam vì thường xuyên hành hạ các bé 2-4 tuổi. Trong năm 2017, nhiều giáo viên bị kỷ luật vì đánh học sinh, như vụ giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Hà Nội) bị cảnh cáo vì dùng thước đánh học sinh, hay hiệu trưởng cơ sở mầm non tại Bình Thạnh (TP HCM) dốc ngược đầu, dọa ném trẻ ra cửa sổ.

Bên cạnh đó, hàng loạt vụ học sinh đánh bạn vì những lý do như nói xấu, mâu thuẫn chuyện tình cảm rồi tung video lên mạng xã hội khiến nhiều người lo ngại.

Tại lễ phát động hưởng ứng sáng kiến toàn cầu "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học" diễn ra ngày 24/11 tại Đà Nẵng, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị các nhà trường, giáo viên thực hiện nghiêm quy định về đạo đức nhà giáo, về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Thứ trưởng Nghĩa yêu cầu các giáo viên ngoài nâng cao nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, cần hiểu biết và có ý thức pháp luật, nâng cao đạo đức nhà giáo. "Tuyệt đối không sử dụng các hành vi mang tính bạo lực, miệt thị, xúc phạm và hận thù đối với học sinh trong hoạt động giáo dục", bà Nghĩa nhấn mạnh.

Bà Nghĩa cũng đưa ra đề nghị đặt giáo dục gia đình lên hàng đầu. Phụ huynh cần quan tâm đến con em, thay đổi tư duy "yêu cho roi cho vọt" hay "đòn đau nhớ đời" để không có hành vi bạo lực trong dạy dỗ trẻ.

hon 2000 tre bi bao luc xam hai moi nam Thầy giáo mầm non: 'Không thể lấy áp lực chồng con, công việc là lý do để bạo hành trẻ!'

"Khi nóng giận vì trẻ này không nghe lời, mình thường chuyển qua hướng dẫn trẻ khác. Mình cũng có phạt trẻ nhưng chỉ mang ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.