Hơn 85% xe máy và 10% ô tô con lấn làn xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội

Trên đường Tố Hữu, bình quân 1 giờ có 707 phương tiện chạy vào làn BRT. Xe máy chiếm 86,2%, ô tô con chiếm 11,6%, xe tải chiếm 0,8% và phương tiện khác là 0,5%.

Ngày 31/12/2016, tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện này diễn ra vào đúng ngày cuối năm 2016 và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

3 tháng sau, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lí và Điều hành giao thông đô thị (Tramoc, Sở GTVT Hà Nội) cho biết tuyến BRT đi vào hoạt động đã vận hành đúng phương án, đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn và thu hút được hành khách sử dụng dịch vụ và bước đầu đã mang lại những hiệu quả rõ rệt.

"Hành khách có những đánh giá tích cực, thiện cảm hơn với phương tiện công cộng. Ý thức người tham gia giao thông trên tuyến được cải thiện với việc đa số các phương tiện đã chủ động không đi vào làn đường của tuyến BRT", ông Hải cho hay.

Trật tự giao thông trên tuyến được thay đổi cơ bản, hình ảnh giao thông mới với các thành phần tham gia đi lại trật tự, đi theo làn, tôn trọng làn xe dành riêng đã cơ bản hình thành.

Từ ngày 15/2/2017, các lực lượng chức năng bắt đầu áp dụng các hình thức xử phạt đối với các phương tiện vi phạm đi vào làn đường BRT do vậy tình trạng các phương tiện đi vào làn đường BRT giảm rõ rệt, tạo thuận lợi cho tuyến BRT vận hành ổn định, an toàn.

1

Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, lượng phương tiện lấn làn buýt nhanh BRT rất phổ biến. Thậm chí, nhiều phương tiện đã không còn coi đây là làn riêng của BRT.

Mới đây, theo thông tin từ Trung tâm Quản lí và Điều hành giao thông đô thị về kết quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 6 tháng đầu năm 2019, tình trạng lấn làn buýt nhanh BRT đã ở mức "khủng khiếp".

"Tình trạng lấn làn, chạy vào làn đường dành riêng cho xe BRT diễn ra phổ biến mặc dù đã được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lí vi phạm", Tramoc cho hay.

2

Phương tiện lấn làn BRT dù có thời điểm đường Tố Hữu rất thoáng.

Tramoc cho biết, theo số liệu trích xuất camera đặt trên đường Quang Trung, bình quân 1 giờ có 308 phương tiện chạy vào làn BRT.

Theo Tramoc, lượng xe máy lấn làn BRT chiếm 85,4%, ô tô con chiếm 10,4%, xe tải chiếm 2,2% và các phương tiện khác là 0,4%.

Trong khi đó, trên đường Tố Hữu, bình quân 1 giờ có 707 phương tiện chạy vào làn BRT.

Xe máy chiếm 86,2%, ô tô con chiếm 11,6%, xe tải chiếm 0,8% và phương tiện khác là 0,5%.

3

Cảnh hỗn loạn trên đường Tố Hữu đoạn nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3. Nhìn từ trên cao không còn thấy vạch kẻ của làn BRT do các phương tiện lấp kín.

4

Theo Trung tâm Quản lí và Điều hành giao thông đô thị, lượng xe máy lấn làn BRT chiếm tỉ lệ cao nhất.

Theo ghi nhận của chúng tôi vào giờ cao điểm sáng, chiều, làn riêng dành cho xe buýt nhanh trên đường Tố Hữu thường xuyên chật kín phương tiện.

Trên các tuyến đường khác như Quang Trung, Lê Văn Lương, Giảng Võ, các phương tiện vẫn lấn làn BRT dù thông thoáng.

"Chừng nào hành lang BRT này được tôn trọng, thông thoáng thì dịch vụ này sẽ được đảm bảo. BRT có tốc độ vận hành nhanh hơn xe buýt thường, thời gian vận hành một lượt ngắn hơn xe buýt thường chính là nhờ làn đường dành riêng này", ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lí và điều hành giao thông đô thị nói.

5

Sau đó đến ô tô con khoảng từ 10-11%.

6

Làn BRT bị chiếm bất cứ khi nào có khoảng trống.

"Tôi biết là vi phạm vì ngày nào đi qua đường Tố Hữu cũng nghe loa phát thanh về vi phạm, mức xử phạt khi lấn làn buýt nhanh. Tuy nhiên, đường quá tắc và mọi người cũng đều lấn làn. Tôi cũng vậy!", anh Nguyễn Huy M. (Văn Quán, Hà Đông) nói.

7

Cảnh cắt ngang làn BRT như thế này không hiếm. Làn BRT như "khối bánh ngọt" bị người người "xâu xé".

8

Buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại khó có thể đảm bảo được thời gian khi bị hàng ngàn phương tiện vây quanh.

9

TS Phan Lê Bình, giảng viên Đại học Việt Nhật, cho rằng chúng ta có ưu tiên về trợ giá nhưng chưa có quyền ưu tiên lưu thông trên đường cho loại hình này. Ông Bình cũng nêu ví dụ về việc làn riêng cho xe buýt nhanh đang bị hàng loạt các phương tiện lấn chiếm kể cả vào khung giờ đường thông hè thoáng.

Theo thống kê của Xí nghiệp buýt nhanh BRT Hà Nội (Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco), tuyến buýt nhanh BRT 01 gồm 35 chiếc, sức chứa 90 hành khách (mới được vận doanh 22 xe ngày bình thường và 16 xe ngày Chủ nhật).

Tổng hành khách vận chuyển năm 2018 là 5,3 triệu lượt và khách bình quân/ lượt đạt 42,6 hành khách/lượt.

Xe buýt nhanh BRT là một loại hình giao thông công cộng phổ biến của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trên thế giới, xe buýt có làn đường riêng, đảm bảo tính đúng giờ, tiện lợi nên thu hút được nhiều hành khách.

Tuy nhiên, với buýt nhanh BRT ở Hà Nội, khi bị lấn chiếm làn đường riêng, không chứng minh được sự ưu việt so với phương tiện khác thì khó có thể thu hút được người dân chuyển sang phương tiện này.

10

Buýt nhanh khó tiếp cận nhà chờ khi bị nhiều phương tiện lấn chiếm làn.

IMG_3641

Biển báo về làn dành riêng BRT, loa thông báo về việc xử phạt khi lấn làn dường như không có tác dụng khi ùn tắc.

11

Xe buýt chậm chạp trên chính đường riêng của mình.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lí và Điều hành giao thông đô thị cho biết việc tổ chức làn đường riêng cho xe buýt là mô hình khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Hải, Hà Nội đã từng làm đường riêng cho xe buýt trên tuyến Nguyễn Trãi-Trần Phú, tuyến Yên Phụ, gần nhất là làn xe buýt nhanh BRT.

"Làn đường riêng có nhiều ưu thế tăng tốc độ lưu hành của xe buýt, giảm thời gian chuyến đi, giảm xung đột với các làn giao thông khác.

Với xe buýt, thời gian chuyến đi, tốc độ chuyến đi đảm bảo đúng giờ, công cụ để đảm bảo chính là làn đường riêng.

Làn riêng tạo ra sự khác biệt giữa giao thông công cộng và giao thông chung, để cho người dân thấy đây là một lựa chọn di chuyển tốt và chuyển sang vận tải công cộng", ông Hải nói.

12

Phương tiện cá nhân đang gây áp lực lên hạ tầng giao thông. Phần lớn lựa chọn phương tiện cá nhân vì những lợi ích mà loại phương tiện này mang lại cao hơn vận tải công cộng.

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.