Hợp đồng BOT có điều khoản bảo mật: Không phải bí mật Nhà nước, lý do gì mà không công khai?

Về việc hầu hết các hợp đồng BOT có điều khoản bảo mật, luật sư cho rằng, đó là điều không hợp lý, người dân phải được biết thông tin.
 
hop dong bot co dieu khoan bao mat khong phai bi mat nha nuoc ly do gi ma khong cong khai
Luật sư cho rằng người dân cần được biết thông tin trong các hợp đồng BOT giao thông. Ảnh minh họa: Di Linh

Ngày 17/8, tại cuộc họp báo về BOT giao thông tại Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phát biểu: "Trong luật và những văn bản dưới luật đều không có quy định nào yêu cầu công khai hợp đồng BOT.

Ngoài ra các hợp đồng BOT đều không đóng dấu mật nhưng không cần thiết phải công khai tất cả".

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc không công khai hợp đồng BOT khiến việc giám sát gặp khó khăn và có thể dẫn đến các hệ lụy như dự án bị bóp méo, tăng doanh thu, thời gian thu, sai vị trí đặt trạm.

Nhằm làm rõ hơn về vấn đề bảo mật hợp đồng BOT, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW.

- Thưa luật sư, thời gian gần đây có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề bảo mật các hợp đồng BOT. Vậy việc các hợp đồng BOT không được công khai có trái quy định pháp luật hay không?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù chưa có văn bản nào quy định yêu cầu phải công khai hay phải bảo mật hợp đồng BOT nhưng hiện nay hầu hết các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật.

Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các nội dung liên quan của hợp đồng và dự án.

Tại nhiều quốc gia, họ cho rằng quyền lực Nhà nước là do dân ủy quyền cho. Cho nên khi Nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết.

- Dự án BOT giao thông nếu không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì có cần bảo mật hay không thưa luật sư?

Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh thì không thể được xếp vào diện bí mật Nhà nước để giữ bí mật với nhân dân.

Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ những tiêu cực tại dự án BOT. Nếu còn bảo mật sẽ còn nhiều góc khuất tại các BOT.

Ngoài ra, theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP, sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết hợp đồng dự án.

Nội dung hợp đồng dự án gồm những gì cũng được Nghị định quy định rất rõ. Như vậy, hợp đồng này không có lý do gì là bí mật để không được công bố công khai.

- Hiện nay, hầu hết các hợp đồng BOT đều có điều khoản bảo mật. Vậy điều khoản bảo mật này có thể khiến dự án BOT biến tướng?

Trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp, buộc phải thắt chặt đầu tư công, việc hút vốn tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được coi là mở ra lối thoát, giúp hàng ngàn km đường bộ được xây dựng mới. Tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án BOT bị biến tướng, bộc lộ nhiều lỗ hổng, điển hình là Dự án BOT Cai Lậy.

Điều khoản bảo mật trong hợp đồng BOT cũng chỉ là một trong những nhân tố có thể “giúp” dự án BOT biến tướng bởi lẽ còn có một số nguyên nhân khác.

Thứ nhất, dự án BOT được chỉ định thầu. Hầu hết các dự án BOT đều là chỉ định thầu mà không tổ chức đấu thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án nhưng không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.

Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Đơn cử như: 3/4 công ty trong liên danh nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án hầm đường bộ Phước Tượng - hầm Phú Gia đã không góp được vốn theo cam kết phải rút khỏi liên danh và xin giảm tối đa tỷ lệ vốn góp. Liên danh phải mời gọi nhà đầu tư thay thế dẫn đến chậm tiến độ.

Việc chỉ định thầu khiến cho công tác đấu thầu, chọn thầu thiếu minh bạch. Điều này làm nảy sinh thêm các góc khuất về chi phí đầu tư, phương cách tính toán tài chính, dự báo lưu lượng xe.

Thậm chí, cố tình sửa chữa những tuyến đường cũ rồi đưa vào thu phí như tuyến đường mới, hoặc thu phí trên cả 2 tuyến đường khiến người dân không có quyền lựa chọn. Có những dự án, nhà đầu tư xây đường chỗ vắng, nhưng đặt trạm tại điểm đông xe để thu phí.

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm soát chưa đầy đủ, chặt chẽ.

Cách thức triển khai thực hiện dự án BOT thời gian qua đã tỏ rõ những hạn chế trong quản lý nhà nước khi để các doanh nghiệp "tự tung, tự tác" xây dựng tuyến đường này nhưng đặt trạm thu phí ở tuyến đường khác, bổ sung, sửa chữa một chút mặt đường là có thể thu phí như đường mới xây,…

hop dong bot co dieu khoan bao mat khong phai bi mat nha nuoc ly do gi ma khong cong khai
Thời gian gần đây, nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ để phản đối việc thu phí BOT. Ảnh: Di Linh

- Mặc dù chưa có văn bản yêu cầu công khai hay bảo mật hợp đồng BOT, nhưng theo luật sư, việc công khai minh bạch quan trọng như thế nào?

BOT ở Việt Nam được thực hiện có dấu hiệu của sự biến tướng và thiếu minh bạch ở nhiều khâu. Một trong số đó là việc thiếu minh bạch khi có những quy định bảo mật hợp đồng dự án BOT được ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư.

Sự bảo mật này đã làm cho cộng đồng, người dân không giám sát được dẫn đến những bức xúc, bất cập phát sinh.

Theo tôi, để người dân tin tưởng và đồng tình sử dụng dự án BOT, cơ quan chức năng cũng như chủ đầu tư phải công khai, minh bạch công trình từ khi xây dựng đến lúc vận hành.

Cơ quan có thẩm quyền là một bên ký hợp đồng BOT, nhưng cơ quan có thẩm quyền không trả tiền cho nhà đầu tư, người dân mới là thanh toán các khoản đầu tư, vốn vay ngân hàng, trả lãi cho nhà đầu tư.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền chỉ là bên được dân ủy quyền, do đó người dân phải được biết các thông tin về quy hoạch, chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian thu phí. Việc lấy điều khoản bảo mật mà không công bố là không hợp lý.

Thiết nghĩ, để giải quyết sự thiếu minh bạch trong các dự án BOT thì cần minh bạch từ khâu điều tra, lập dự án, công khai hoàn toàn dự án để người dân, các nhà khoa học thẩm tra phản biện để dự án khả thi một cách công minh, chính xác nhất.

Ngoài ra, tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu, tuyệt đối không được chỉ định thầu. Giao cho một tổ chức độc lập không có cùng lợi ích với đơn vị thực hiện dự án, các cơ quan chủ quản, quản lý chuyên ngành để lập dự án một cách vô tư minh bạch, kể cả tư vấn nước ngoài.

- Xin cám ơn luật sư!

hop dong bot co dieu khoan bao mat khong phai bi mat nha nuoc ly do gi ma khong cong khai Doanh nghiệp BOT 'chây ỳ' thu phí không dừng: Bộ quyết làm

Sau nhiều mốc thời gian gia hạn cũng như lùi tiến độ, nhiều nhà đầu tư BOT “chần chừ” triển khai ký kết, lắp đặt ...

Người dân mới là chủ đầu tư BOT thực sự?

Về vấn đề bảo mật của các hợp đồng BOT giao thông, Luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Hợp danh Minh Bạch) cho biết:

"Việc bảo mật hợp đồng là đúng nếu theo thỏa thuận của các bên. Ví dụ, hợp đồng có điều khoản bảo mật là không bên nào được cung cấp thông tin cho bên thứ 3 trừ khi được phép của bên kia.

Bảo mật thông tin hợp đồng hoàn toàn là câu chuyện do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Chúng ta tôn trọng vấn đề này.

Tuy nhiên, tại sao hợp đồng BOT giao thông phải bảo mật? Bởi lẽ, bản chất của BOT giao thông là nhà đầu tư vay tiền ngân hàng ứng ra trước để sau đó thu tiền của người dân. Như vậy, người dân mới là chủ đầu tư BOT thực sự.

Người dân ở khu vực dự án BOT phải được biết thông tin về hợp đồng và bắt buộc phải được biết. Tại sao chủ đầu tư thực sự là người dân lại không được biết về hợp đồng BOT?".

Theo luật sư Tuấn Anh, người dân là chủ đầu tư thực sự và cần được biết các thông tin liên quan đến tổng mức đầu tư, thu phí bao nhiêu, thu phí trong khoảng thời gian nào.

"Việc bảo mật hợp đồng BOT đã làm thiếu đi cơ chế giám sát của người dân, kể cả cơ chế giám sát của HĐND. Đơn cử, khi thanh tra vào cuộc thì nhiều dự án BOT đã giảm tới cả chục năm thu phí", ông Tuấn Anh nói.

hop dong bot co dieu khoan bao mat khong phai bi mat nha nuoc ly do gi ma khong cong khai Vụ BOT Biên Hòa: Tỉnh Đồng Nai chậm trả lời Bộ Giao thông?

Bộ GTVT từng đề nghị địa phương nêu những vấn đề bất cập tại các dự án BOT để giải quyết nhưng tỉnh Đồng Nai ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.